Tƣơng tự nhƣ thì, mà cũng có chức năng đánh dấu và phân chia biên giới đề - thuyết, đánh dấu đề tình thái và đánh dấu thuyết tình thái của câu. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du mà cũng đƣợc sử dụng khá phong phú và đa dạng. Theo chúng tôi khảo sát mà xuất hiện 36 lần với chức năng đánh dầu phần đề, đánh dấu phần thuyết, đánh dấu đề tình thái và thuyết tình thái trong câu.
2.1. Mà đánh dấu phần đề
Mà đánh dấu đề xuất hiện 6 lần, sau đây là những câu tiêu biểu trong
Truyện Kiều có phần đề đƣợc đánh dấu bằng mà:
(47) Rằng: Sao trong tiết Thanh minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế này?
Trong câu (47), mà đƣợc dùng đánh dấu phần đề, theo ý chủ quan của
ngƣời viết thì ngày Thanh minh thì lẽ ra mồ này (mồ của Đạm Tiên) khơng thể vắng tanh mà phải có ngƣời đến viếng, thắp nhang, sự vắng lặng ở đây là một điều bất thƣờng.
(Trải bao thỏ lặn ác tà,)
(48) Ấy mồ vơ chủ (thì)ai mà viếng thăm!
Trong câu (48), mà đƣợc dùng đánh dấu phần đề của tiểu cú làm thuyết của câu. Theo ý chủ quan của ngƣời nói thì “mồ vơ chủ” thì làm sao mà có ngƣời viếng thăm đƣợc.
(Minh dương đôi ngả chắc rồi,)
(49)Cõi trần mà lại thấy người cửu nguyên!
Trong câu (50), mà đƣợc dùng đánh dấu phần đề, theo ý chủ quan của
ngƣời viết thì ngƣời ở “cõi trần” thì khơng thể nào thấy đƣợc ngƣời “cửu ngun” (tức ngƣời đã chết), vì vậy đây đƣợc xem là điều bất thƣờng.
2.2. Mà đánh dấu phần thuyết
Ngồi đánh dấu đề, trong Truyện Kiều mà cịn đánh dấu thuyết. Mà đánh dấu thuyết xuất hiện 24 lần, sau đây là những câu tiêu biểu trong Truyện Kiều có phần đề đƣợc đánh dấu bằng mà:
(Sinh đà có ý đợi chờ,
Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lịng:) (50)Thoa này bắt được hư khơng (thì)
Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?
Trong câu (50), mà đƣợc dùng đánh dấu thuyết tiểu cú làm thuyết của câu, thể hiện sự nghịch thƣờng, biết của báo này (chiếc thoa) của ai mà mong đem trả về.
(51)Nghĩ đà bưng kín miệng bình (thì) Nào ai có khảo mà mình lại xưng?
Trong câu (51), mà đƣợc dùng đánh dấu phần thuyết tiểu cú làm
thuyết của câu, thuyết đƣợc phức tạp hóa một bậc cấu trúc đề - thuyết. Khơng ai khảo, khơng ai tra hỏi thì tội gì mà mình phải nói.
(Nàng rằng: Người dạy q lời, Thân này còn dám coi ai làm thường.)
(52)Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gởi can trường vào đâu?
Trong câu (52), mà đƣợc dùng đánh dấu phần thuyết của câu, có biết đâu đâu mà gởi thân vào đƣợc.
(53)Chưa chăn gối (thì) cũng vợ chồng. Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang?
Trong câu (53), mà đƣợc dùng đánh dấu thuyết của câu. Dù chƣa
chăn gối nhƣng cũng đã xem nhau nhƣ vợ chồng thì lịng nào mà đành lìa xa nhau đƣợc.
(54)Nghĩ điều trời thẳm vực sâu (thì) Bóng chim tăm cá biết đâu mà nhìn!
Trong câu (54), mà đƣợc dùng đánh dấu thuyết tiểu cú làm thuyết
của câu. “Bóng chim tăm cá” (ở đây đã sử dụng lƣợc bớt câu nói bóng chim tăm cá mịt mùng) tức là khơng rõ, khơng biết ở nơi nào, chốn nào nên vì vậy khơng thể nhìn thấy đƣợc.
(55)Cịn nhiều ân ái chan chan (thì) Hay gì vầy cánh hoa tàn mà chơi?
Trong câu (55), mà đƣợc dùng đánh dấu thuyết tiểu cú làm thuyết của câu.
(Trời cịn để có hơm nay,
Tan sương đầu ngỏ vén mây giữa trời.) (56)Hoa tàn mà lại thêm tươi, Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.
Trong câu (56), mà đƣợc dùng đánh dấu phần thuyết, bởi theo ý chủ
quan của ngƣời nói thì “hoa tàn” thì khơng thể nào “lại thêm tƣơi đƣợc”, “trăng tàn” thì khơng thể nào sáng hơn trăng lúc chƣa tàn, nên đây là sự nghịch thƣờng.
(57)Lo gì việc ấy mà lo, Kiến trong miệng chén có bị đi đâu.
Trong câu (57), mà đƣợc dùng đánh dấu thuyết miêu thuật của câu. Việc
ấy thì có gì đâu phải lo vì đã chắc chắn khơng thể khác đƣơc nhƣ kiến trong miệng chén sẽ khơng thể bị đi đâu.
(58)Thơi, cịn chi nữa mà mong, Đời người thôi thế là xong một đời!
Trong câu (58), mà đƣợc dùng đánh dấu thuyết của câu, khơng cịn gì nữa nên có gì đâu mà mong đợi.
2.3. Mà đánh dấu đề và thuyết tình thái
Bên cạnh việc đánh dấu đề - thuyết, mà còn đƣợc sử dụng đánh dấu đề tình thái và thuyết tình thái. Tuy nhiên, lƣợng câu này trong Truyện Kiều không nhiều,
mà đánh dấu đề và thuyết tình thái chỉ xuất hiện 6 lần, sau đây là những câu tiêu biểu
trong Truyện Kiều có đề tình thái và thuyết tình thái đƣợc đánh dấu bằng mà:
(59)Liệu mà cao chạy xa bay, Ái ân ta có ngần này mà thơi!
Trong câu (59), “liệu mà” đánh dấu đề tình thái thể hiện thái độ lo lắng,
thúc giục (Thúc Sinh lo lắng nên khuyên nhủ Kiều liệu mà nhanh kiếm đƣờng thoát khỏi nơi đây để khơng phải khổ), cịn “mà thơi” đánh dấu thuyết tình thái, thể hiện tính hiện thực, thái độ chấp nhận hiện thực dù là đau xót, phủ phàng.
(Sau dầu sinh sự thế nào,
Truy nguyên chẳng kẻo lụy vào song thân.) (60) Nỗi mình âu cũng giãn dần, Kíp chầy thơi cũng một lần mà thơi!
Trong câu (60), “mà thôi” đánh dấu thuyết tình thái, thể hiện tính hiện
thƣc, thái độ chấp nhận hiện thực, cam chịu trƣớc số phận.
Nàng rằng: Thề thốt nặng lời,
(61) Có đâu mà lại ra người hiểm sâu.
Trong câu (61), “có đâu mà” đánh dấu đề tình thái của câu thể hiện sự hồi nghi về tính chân thật của sự tình, Thúy Kiều khơng tin ngƣời ta đã thề thốt nhiều điều ngọt ngào nhƣ vậy mà giờ đây lại thay đổi, trở nên hiểm sâu, nhẫn tâm.
(Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm nguyệt lạnh, nước cờ dưới hoa) (62) Vui là vui gượng kẻo mà,
Ai tri âm đó mặn mà với ai.
Trong câu (61), “kẻo mà” đánh dấu đề tình thái của câu, thể hiện sự phỏng đoán và đánh giá sự tình tiếp theo là tích cực hay tiêu cực xét trong mối quan hệ với
tình huống. Ở đây Kiều phỏng đốn điều xảy ra tiếp theo cho Kiều sẽ không đƣợc tốt đẹp, yên ấm nếu Kiều không cố gắng cƣời vui với khách. Nên dù trong lịng khơng vui, biết là chẳng ai mặn mà gì với ai hết nhƣng nàng vẫn phải lả lơi, cƣời đùa với khách.