Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH MTV Woor

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên woori việt nam (Trang 77)

Bảng 3.5 : Cơ cấu dư nợ WooriBank Việt Nam 2017-2020 theo ngành nghề

3.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH MTV Woor

Woori Việt Nam

3.4.1. Nhũng kết quả đạt được

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động cả tích cực và tiêu cực nhưng hoạt động kinh doanh của Woori Bank Việt Nam nhìn chung phát triền ổn định, dư nợ

tăng trưởng tốt. Công tác quản trị RRTD của Chi nhánh ngày càng tiến bộ và đã đạt

được những kết quả khả quan, cụ thể:

Mơ hình tổ chức hoạt động tín dụng được thay đổi phù họp

Với mục tiêu hướng tới trở thành một ngân hàng hiện đại, mơ hình tổ chức hoạt động của Woori Bank Việt Nam đà được tố chức nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và cải thiện dịch vụ khách hàng. Cơ cấu tổ chức gồm bộ phận Quản lý

khách hàng, Thâm định tín dụng, Quản trị rủi ro và Quản trị tín dụng đà tạo ra sự tách bạch chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong hoạt động tín dụng giúp cho Woori Bank Việt Nam nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tăng khả năng hạn chế RRTD. Đồng thời, việc tổ chức mơ hình kiểm tra kiểm sốt nội bộ đã góp phần nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, kịp thời phát hiện và làm rõ chất lượng tín dụng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được áp dụng có hiệu quả

Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã mang lại hiệu quả đối với công tác quản trị RRTD của Chi nhánh, cụ thể:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tiền đề để hồn thiện các quy trình, thủ

tục cấp tín dụng qua đó nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp kiềm sốt tồn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống.

Trên cơ sở kết quả chấm điểm theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các khoản nợ được phân loại phù hợp với chuẩn mực, chính sách khách hàng phù hợp

với chính sách phân loại nợ, chất lượng tín dụng bước đầu được kiểm sốt chặt chẽ.

Cơ cấu tín dụng có sự chun biến tích cực

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khấch hàng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp lớn để tránh tập trung tín dụng, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân. Điều này hoàn toàn

phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới vì khu vực kinh tế tư

nhân là khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân. Tăng tỷ trọng cho vay thương mại, khách

hàng cá nhân (bán lẻ) và giảm dần tỷ trọng cho vay ngành cơng nghiệp khai khống

của khối các doanh nghiệp ngành than tại địa bàn.

Trong việc thấm định và xét duyệt cho vay, Woori Bank Việt Nam thận trọng hơn trong lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng để quyết định cho vay và đang dần chuyển dịch cơ cấu cho vay có tài sản đảm bảo, củng cổ tính pháp lý của tài sản đảm bảo, giảm dần dư nợ cho vay khơng có tài sản đảm bảo.

Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro được chú trọng

Woori Bank Việt Nam đã áp dụng điều kiện bảo hiểm khoản vay để phòng ngừa rủi

ro trong trường hợp xảy ra các sự kiện rủi ro đối với các khách hàng cá nhân, việc thực hiện thông qua Công ty bảo hiểm mà ngân hàng đang liên kết. Việc triển khai

các sản phẩm bảo hiểm khoản vay đã tạo thêm cơng cụ trong việc phịng ngừa và

hạn chế rủi ro có thể xảy ra đồng thời tạo thêm nguồn thu từ dịch vụ.

Công tác kiếm tra trước, trong và sau khi cho vay được thực hiện nghiêm túc.

Chi nhánh đã có văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết về nội dung kiếm tra, thời hạn tiến hành kiếm tra... từ đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý khách hàng và cả khách hàng đối với khoản vay từ đó hạn chế được rủi ro xảy ra.

Hiện nay, quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Woori Việt Nam đã đáp ứng

đầy đủ theo chuẩn của Basel II và không có mâu thuẫn hoặc chồng chéo nào về mặt

quy trình, quy chế dẫn tới rủi ro xảy ra.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Những hạn chế

Mặc dù Woori Bank Việt Nam đã có nhiều nỗ lực tăng cường quản trị RRTD, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế thể hiện ở những nội dung sau:

Tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng cao

Mặc dù chất lượng tín dụng của Woori Bank Việt Nam khá tốt với tỷ lệ nợ

xấu, nợ nhóm 3,4,5 thấp, luôn dưới 1 % tổng dư nợ, tuy nhiên đang có xu hướng tăng

mạnh trong 2 năm gần đây. Nợ nhóm 2 tăng cao là yếu tố tiềm ấn nhiều rủi ro vì khả năng chuyển từ nợ nhóm 2 xuống nhóm nợ xấu, đồng thời làm tăng lãi treo, giảm lợi nhuận của chi nhánh.

Danh mục tín dụng và cơ cấu tín dụng cịn chưa họp lý

Mặc dù Woori Bank Việt Nam đã nỗ lực cải thiện cơ cấu tín dụng theo sản phẩm, ngành nghề để tránh tập trung tín dụng, tuy vậy dư nợ tín dụng vẫn tập trung vào một số ngành nghề với tỷ trọng tương đối lớn như các lĩnh vực khác như chế

biến, sản xuất, đều là những ngành có rủi ro cao, đặc biệt trong thời kỳ dịch Covid

đang ảnh hưởng đến toàn thế giới. Thị trường tiêu thị tiêu thụ của những sản phẩm

từ doanh nghiệp FDI như cơ khí máy móc, điện tử, may mặc,...chủ u là ở thị trường Châu Âu, Mỹ nơi mà dịch Covid đang bị mất kiểm sốt. Tuy có tàng trưởng nhưng còn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn, chưa thực sự tạo ra cơ cấu tín dụng theo ngành nghề cân đối, an toàn. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn của Ngân hàng dự kiến sẽ

tăng cao lại vào năm 2021 do tại thời điếm cuối năm 2020 còn một số hợp đồng cho

vay trung dài hạn chủ yếu vay hợp vốn hạn mức lớn đã ký chưa giải ngân còn nhiều

với số cam kết giải ngân lớn (Tập đồn than Khống sản Việt Nam, dự án nhà máy Meat Deli cùa Masan,....điều này đặt ra nhiều thách thức cho Woori Bank Việt Nam về cơ cấu tín dụng theo thời hạn trong thời gian tới.

Tỷ lệ dư nợ được bảo lãnh bằng công ty mẹ, cơng ty liên quan vẫn cịn rất lớn,

mặc dù việc đánh giá thẩm định các bên bảo lãnh đã được ngân hàng mẹ thực hiện

chỉn chu và tin cậy. Tuy nhiên hầu hết các công ty con tại Việt Nam đang kinh

doanh dựa trên sự hỗ trợ của công ty mẹ về đầu vào nguyên vật liệu cũng như đầu ra khách hàng, nhiều công ty con sản xuất, gia công bán hàng trực tiếp hoặc theo chỉ định của công ty mẹ. Thực tế cho thấy khi các công ty con tại Việt Nam gặp sự cố,

tuyên bố phá sản thì lúc này tình hình tài chính cũng như năng lực bảo lãnh của cơng

ty mẹ cũng đã đi xuống rất nhiều, nhiều trường hợp tuyên bố phá sản công ty mẹ và công ty con cùng lúc, dẫn đến thu hồi nợ gặp khó khàn. Hiên tượng chuyến giá giừa cơng ty con và công ty mẹ diễn ra rất phổ biến, khi mà tồn bộ dây chuyền, máy

móc, ngun vật liệu công ty con nhập về từ công ty mẹ bị đội giá dẫn đến mặc dù doanh thu tàng, doanh nghiệp mở rộng quy mô nhưng liên tục báo lỗ. Điều này gây

khó khăn cho cơng tác thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng.

Việc đánh giá chất lượng của tài sản bảo đảm như khả năng phát mại của tài sản, tính pháp lý của tài sản là cơ sở để thu hồi nợ trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Tuy nhiên chất lượng tài sản bảo đảm tại Woori bank Việt Nam còn chưa đảm bảo. Với các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, khi mà tài sản đảm bảo lại

là chính dây chuyển sản xuất chuyên dụng, sử dụng để sản xuất những model nhất

định. Thường đối với ngành cơng nghệ điện tử thì vịng đời của 1 sản phấm điện tử chỉ khoảng 3 năm là phải thay thế, cải tiến máy mới, khả năng phát mại là cực kỳ

khó khăn. Với một sơ tài sản cơ định khác, việc định giá tài sản bảo đảm của khách

hàng là doanh nghiệp hiện nay chủ yếu dựa và giá trị số sách kế toán, chưa được

đánh giá theo giá trị thị trường do vậy khi rủi ro xảy ra số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm thường không đủ bù đắp khoản vay, dẫn đến tồn thất cho ngân hàng.

Việc định giá tài sản đảm bảo được thực hiện bởi một tố chức định giá

độc lập, tuy nhiên đã có trường hợp cán bộ tín dụng, khách hàng và tổ chức định giá cấu kết nâng giá trị của sản sản đảm bảo, dẫn đến việc cấp hạn mức cao. Hoặc có những cán bộ tín dụng khơng đủ năng lực thẩm định, tuyệt đối tin tưởng vào báo cáo định giá độc lập đế đưa ra quyết định cho vay. Khoản vay tưởng chừng được đảm

bảo đầy đù bởi tài sản đảm bảo khi phát hiện ra thì lại thiếu xót.

Cơng tác thu thập thơng tin tín dụng: Cơng tác thu thập thông tin chỉ căn cứ

trên báo cáo mà chưa xem xét tính chính xác, độ tin cậy các thơng tin trong báo cáo

đó có chính xác hay, nên các thông tin được thu thập chưa đảm bảo sát với nhu cầu vốn vay và tình hình thực tế cùa doanh nghiệp. Điều này dề dẫn đến rủi ro khách hàng lập báo cáo không trung thực đề phục vụ cho công tác giám sát của Chi nhánh.

Đối với khách hàng cá nhân, việc thu thập thơng tin tín dụng, đặc biệt là thơng tin về

tình hình tài chính cịn khó khăn do thói quen dùng tiền mặt tại Việt Nam, hồ sơ

không đầy đủ, chưa đảm bảo độ tin cậy.

Công tác phân tích thơng tin tín dụng'. Hệ thống phân tích thơng tin tín dụng

được thực hiện thơng qua việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Tuy nhiên, việc tính

tốn các chỉ số này trên thực tế chỉ mang tính tham khảo bởi các thông số này phụ thuộc vào tính chân thật trong việc lập báo cáo tài chính của khách hàng. Trong thực tế, báo

cáo tài chính của khách hàng chưa đủ độ tin cậy, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Báo cáo kinh doanh cùa khách hàng thường để mức lợi nhuận cao hơn thực tế nhằm vay vốn dễ

dàng khiến chất lượng công tác đo lường tín dụng khơng đảm bảo.

Các chỉ tiêu đánh giá để thực hiện việc phân tích thơng tin, phân loại khách

hàng còn sơ sài: Đối với việc phân loại doanh nghiệp, thiếu những chi tiêu quan

trọng như ngành nghề kinh doanh, qui mô hoạt động, các tỷ lệ hoạt động như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, tỷ lệ sinh lời như ROE, ROA.....

Đôi với khách hàng cá nhân, hiện nay ngân hàng triên khai thực hiện phê duyệt tín dụng 100% bằng hệ thống tự động, dẫn đến bỏ qua một số tiêu chí về định tính khách hàng như đạo đức khách hàng, mức độ trung thực trong cung cấp hồ

sơ,....tạo tiền đề cho một số cấn bộ tín dụng vì lợi dụng khe hở cấp tín dụng cho

khách hàng rủi ro.

về phát hiện RRTD'. Công tác phát hiện RRTD chưa thật sự phát huy hiệu

quả khi Chi nhánh cũng như bộ phận Rà sốt tín dụng vẫn cịn để sót rất nhiều dấu hiệu rủi ro ành hưởng đến hiệu quả kinh doanh cùa ngân hàng. Công tác phát hiện rủi ro mang tính hình thức, khơng phản ánh đúng thực chất về năng lực, cũng như

RRTD cùa khách hàng. Việc phát hiện rủi ro chù yếu dựa vào việc phân tích số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng nên độ tin cậy không đảm bảo.

về xử lý RRTD: Các biện pháp xử lý RRTD cịn ít, chưa đa dạng khiến cho

cơng tác quản trị RRTD không đạt hiệu quả cao.

3.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, hệ thống thong tin đánh giá chấm điềm tín dụng khách hàng chưa

hồn thiện. Mơ hình xếp hạng tín dụng hiện đang áp dụng chung cho toàn bộ các khách hàng khác nhau về quy mô, ngành nghề, thời gian hoạt động,...dẫn đến việc chấm điểm tín dụng chưa sát. Thêm vào đó việc ước tính tổn thất dự kiến (EL-

expected loss) cịn hạn chế do dữ liệu thống kê cùa các doanh nghiệp thuộc thị

trường Việt Nam rất ít, nên hiện tại ngân hàng Woori Việt Nam đang phải sử dụng

dừ liệu từ bên Hàn Quốc. Ngân hàng cũng phải đối mặt với khó khăn trong khâu thu

thập thơng tin liên quan tới q trình thấm định như: thơng tin về khách hàng, thông

tin đánh giá tài sản đảm bảo, thông tin về tiềm năng phát triển của dự án...Cơng tác

tín dụng của Chi nhánh hoạt động đang thụ động trong việc cập nhật thông tin từ đối

tượng cho vay, nguồn thông tin chỉ là tổng quan khơng được chi tiết, cụ thể nên tính chính xác, khoa học và khách quan còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, mặc dù đã thực hiện đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư tín dụng song vẫn chưa thực sự chú ý tới vấn đề đa dạng hoá danh mục đầu tư trong chiến lược khách

hàng. Nền khách hàng tại Woori Bank Việt Nam vẫn chủ yếu là các khách hàng truyền

thông, khách hàng tăng mới chưa nhiêu, đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Thứ ba, giám sát, kiểm tra sau vay chưa thực sự chủ động, thực hiện đầy đủ yêu cầu của Woori Bank Việt Nam, mới chỉ dừng lại ở các báo cáo tài chính và đưa cán bộ xuống cơ sở kiểm tra mà chưa theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, doanh

thu, dịng tiền, tài chính thu nhập của khách hàng định kỳ. Đôi khi việc kiểm tra sau vay khách hàng cịn mang tính đối phó, chưa thực sự sát sao, cán bộ tín dụng khơng

đi thực tế cơng ty đề xem xét tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra tình trạng tài

sản đảm bào dẫn đến thất thốt tài sản đảm bảo mà khơng hề hay biết.

Thứ tư, Woori Bank Việt Nam có đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng có tuổi đời bình quân trẻ, do vậy kinh nghiệm, trình độ về quản trị RRTD chưa cao. Tại các

chi nhánh chưa bố trí được cán bộ thẩm định chun sâu có kinh nghiệm. Tại chi nhánh đã chia nhiệm vụ giữa quan hệ khách hàng và thẩm định riêng biệt, tuy nhiên

hầu hết hiện nay tại các chi nhánh việc kiêm nhiệm 1 người làm cả quan hệ khách hàng và thẩm định thường xuyên xảy ra. Thậm chí tại các chi nhánh có các nhân viên Hàn Quốc trẻ tuổi, không am hiểu thị trường Việt Nam và không thành thạo

tiếng Việt đang được giao nhiệm vụ thẩm định khách hàng. Việc thấm định dự án tại các bộ phận quản lý khách hàng cũng đang bất cập, hầu hết dựa trên kinh nghiệm

thực tế mà chưa được đào tạo bài bản, đối với các dự án mang nặng tính kỹ thuật thì cán bộ chỉ đánh giá, thẩm định dựa trên giấy tờ là chủ yếu, bản thân họ khơng có đủ điều kiện để thẩm định các dự án đó.

Thứ năm, cơ cấu quản lý tại ngân hàng Woori Bank Việt Nam đứng đầu là quản lý người Hàn Quốc, là người ra quyết định cuối cùng, với trách nhiệm vơ cùng

quan trọng. Chính vì vậy bất đồng về ngôn ngữ là điều rất tất yểu. Không phải quản

lý người Hàn Quốc nào khi sang Việt Nam cũng có khả năng tiếng Việt thậm chí là

tiếng Anh. Hiện nay, tại ngân hàng việc tuyển dụng nhân viên không được đào tạo chuyên ngành liên quan tài chính ngân hàng rất phổ biến, những người chỉ được đạo tạo chuyên ngành tiếng Hàn lại được tuyển dụng vào các vị trí nhân viên tín dụng.

Việc tuyển dụng những nhân viên vừa giỏi chuyên mơn, vừa giỏi ngoại ngữ là một khó khăn cho đội ngũ tuyển dụng nhân sự cùa ngân hàng.

Thứ sáu, do đặc thù khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên woori việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)