Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3. Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và

2.3.1. Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Theo lập luận về vai trò của sở hữu nhà nước dựa trên lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976) đã đề cập ở trên, các nhà quản lý của các cơng ty có sở hữu nhà nước chỉ điều hành chứ khơng sở hữu tài sản. Do đó, họ ít nỗ lực hơn trong hoạt động quản lý và có xu hướng phân bổ nguồn lực cho các mục đích cá nhân. Các nguyên nhân này dẫn đến việc các nhà quản lý có xu hướng mạo hiểm hơn và hiệu quả doanh nghiệp cũng thấp hơn (Barry cùng cộng sự, 2011; Berger cùng cộng sự, 2005; Iannotta cùng cộng sự, 2007; Sapienza, 2004).

Cho đến giờ, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu tìm thấy mối tương quan âm giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả ngân hàng, đặc biệt tại các thị trường mới nổi như Barth cùng cộng sự (2004), La Porta cùng cộng sự (2002), Hasan và Marton (2003), Jemric và Vujcic (2002), Weill (2003), Micco cùng cộng sự (2007), Lin và Zhang (2009), Cornett cùng cộng sự (2010).

Barth cùng cộng sự (2004) và La Porta cùng cộng sự (2002) tìm thấy rằng sở hữu nhà nước làm giảm tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Dinc (2005) chỉ ra rằng hoạt động cho vay của các ngân hàng có sở hữu nhà nước bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Trên mẫu nhiều thị trường mới nổi, Mian (2003) ghi nhận các ngân hàng có sở hữu nhà nước có tỷ lệ dự phịng nợ khó thu hồi cao hơn và khả năng sinh lợi thấp hơn so với các ngân hàng tư nhân. Cornett cùng cộng sự (2010) nghiên cứu mẫu các ngân hàng ở 16 quốc gia Châu Á (trong đó có cả Việt Nam) đã tìm thấy rằng các ngân hàng có sở hữu nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn và có rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng tư nhân.

Berger cùng cộng sự (2005) cung cấp bằng chứng cho thấy các ngân hàng có sở hữu nhà nước có hiệu quả hoạt động thấp trước khi cổ phần hóa và sau khi cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động đã được cải thiện đáng kể. Berger cùng cộng sự (2008) nghiên cứu trên mẫu 38 ngân hàng tại Trung Quốc và tìm thấy rằng nhóm các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có hiệu quả hoạt động kém nhất so với các loại hình ngân hàng khác. Lin và Zhang (2009) nghiên cứu trên thị trường Trung Quốc và cũng tập trung vào bốn ngân hàng sở hữu nhà nước lớn nhất, kết quả cho thấy nhóm các ngân hàng này có lợi nhuận ít hơn, hiệu quả thấp hơn và chất lượng

tài sản kém hơn so với các ngân hàng tư nhân hay nước ngoài khác. Carvalho (2014) nghiên cứu trên thị trường Brazil đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết sở hữu nhà nước sẽ có tác động chính trị lên các quyết định cho vay của các ngân hàng có sở hữu nhà nước.

Sử dụng mẫu gồm 6677 ngân hàng từ năm 1995 đến 2002 ở 179 quốc gia và vùng lãnh thổ, Micco cùng cộng sự (2007) đã tìm thấy nhiều kết quả quan trọng. Thứ nhất, ở các quốc gia đang phát triển, các ngân hàng có sở hữu nhà nước có xu hướng có khả năng sinh lợi thấp hơn và chi phí cao hơn so với các ngân hàng tư nhân khác. Thứ hai, ở các nước cơng nghiệp, các tác giả khơng tìm thấy mối tương quan nào giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Cuối cùng, các tác giả tìm thấy rằng sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng có sở hữu nhà nước và các ngân hàng tư nhân bị chi phối bởi yếu tố chính trị, khi mà sự khác biệt này có xu hướng gia tăng trong các giai đoạn diễn ra bầu cử chính trị tại các quốc gia nghiên cứu. Điều này giúp khẳng định cho lập luận lý thuyết về vai trị chính trị của sở hữu nhà nước trong hệ thống ngân hàng.

Iannotta cùng cộng sự (2007) nghiên cứu trên 181 ngân hàng lớn ở Châu Âu giai đoạn từ năm 1999 đến 2004. Các tác giả tìm thấy rằng các ngân hàng có sở hữu nhà nước có khả năng sinh lợi thấp hơn so với các ngân hàng tư nhân. Ngồi ra, nhóm các ngân hàng này cịn có chất lượng các khoản vay kém hơn so với các ngân hàng khác.

Iannotta cùng cộng sự (2013) tìm thấy rằng sở hữu nhà nước có rủi ro vỡ nợ tuy thấp hơn nhưng lại có rủi ro hoạt động cao hơn so với các loại hình ngân hàng khác. Gần đây, nghiên cứu của Rahman và Reja (2015) trên thị trường Malaysia đã tìm thấy bằng chứng sở hữu nhà nước làm giảm hiệu quả của các ngân hàng trên hai thước đo tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần.

Tại thị trường Việt Nam, Phan Thị Bích Nguyệt cùng cộng sự (2014) cũng tìm thấy bằng chứng về sở hữu nhà nước làm giảm tính hiệu quả trong hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, dường như chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động trực tiếp của sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động của các ngân

hàng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)