CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.2. Thực trạng cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân
3.2.2.1. Ngân hàng thương mại nhà nước
Hình 3.9 Các ngân hàng thương mại nhà nước sở hữu trên 51% tại Việt Nam
Sau Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa XI), việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại được đặt ra và có lộ trình cụ thể. Cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà
nước đã đưa ra 4 mục tiêu của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bao gồm: (i) Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng; (ii) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng; (iii) Cấu trúc lại cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng; (iv) Hệ thống ngân hàng phải hội nhập và có sức cạnh tranh với quốc tế. Ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Ðề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 kèm theo Quyết định 254/QÐ-TTg. Qua giai đoạn tái cơ cấu 2011- 2015, các tổ chức tín dụng yếu kém được xác định, khoanh vùng, tiến hành xử lý qua sáp nhập, hợp nhất, tự tái cơ cấu hoặc bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc với giá 0 đồng trở thành Ngân hàng TNHH MTV có 100% thuộc Ngân hàng Nhà nước gồm GP Bank, Oceanbank, VNCB.
Bảng 3.3 Danh sách các ngân hàng thương mại do Nhà Nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (Đến 31/12/2015)
Đơn vị: Tỷ đồng
TT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ SỐ GIẤY
PHÉP NGÀY CẤP
VỐN
ĐIỀU LỆ Tỷ lệ sở hữu
1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Số 02 Láng Hạ, Thành Cơng, quận Ba Đình, Hà Nội 280/QĐ-NH5 ngày 15/01/1996 29,003.6 100% 2 Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí
tồn cầu (GP Bank) Capital Tower, số 109 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 1304/QĐ- NHNN ngày 7/7/2015 3,018 100% 3 Ngân hàng TNHH MTV Đại
Dương (Oceanbank) 199 Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương 663/QĐ-NHNN ngày 6/5/2015 4,000 100% 4 Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (VNCB) 145-147-149 đường Hùng Vương, phường 2 thị xã Tâm An, tỉnh Long An 250/QĐ-NHNN ngày 5/3/2015 3,000 100%
5 Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Tháp BIDV 35 Hàng Vơi, Hồn Kiếm, Hà Nội 84/GP-NHNN ngày 23/4/2012 31,481 95.28%
6 Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam
(Vietcombank)
198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
286/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996
26,650 77.11%
7 Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam
(Vietinbank)
108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
142/GP-NHNN ngày 03/7/2009
37,234 64.46%
Nguồn: http://www.sbv.gov.vn
hàng ngày một tăng lên. Nếu như trước đây Ngân hàng nhà nước chỉ sở hữu cổ phần ở 5 ngân hàng là Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank và MHB, thì đến nay con số ấy đã tăng lên gấp đôi, bao gồm sở hữu thêm 100% vốn của 3 ngân hàng mua lại 0 đồng là VNCB, OceanBank và GP.Bank, cùng việc nhận ủy quyền vô thời hạn không hủy ngang một số cổ phần ở 2 ngân hàng Eximbank và Sacombank.
Tại Vietcombank, Ngân hàng Nhà nước hiện đang sở hữu 77.11% vốn điều lệ, tương đương với việc cơ quan này có 20,550 tỷ đồng trong tổng số vốn 26,650 tỷ đồng của Vietcombank. Ngân hàng Nhà nước cũng đang sở hữu 64.46% vốn tại Vietinbank, tương đương với 24,000 tỷ đồng trong tổng 37,234 tỷ của ngân hàng. Ở BIDV, Ngân hàng Nhà nước có xấp xỉ 30,000 tỷ vốn điều lệ khi là cổ đông chiếm 95.28% vốn của ngân hàng này (31,481 tỷ). Ở 3 ngân hàng 0 đồng Ngân hàng Nhà nước hiện đang sở hữu 100%, trong đó Oceanbank có vốn điều lệ 4,000 tỷ đồng; GP.Bank có vốn 3,018 tỷ đồng và VNCB (nay là CBBank) vốn 3,000 tỷ đồng, tổng cộng là hơn 10,000 tỷ đồng. Ngoài ra ở Agribank, Ngân hàng Nhà nước đang sở hữu 100% vốn, tức 28,722 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ tính riêng ở các ngân hàng này, Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ hơn 113,268 tỷ đồng, tương đương 1/4 tổng số vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng.