Sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2. Thực trạng cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân

3.2.2.2. Sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tổng vốn nhà đầu tư nước ngoài trong ngành Ngân hàng Việt Nam đến tháng 6/2016 là 25,057 ngàn tỷ đồng. So với room cho phép theo qui định hiện hành (30%), thì cịn một khối lượng lớn vốn nhà đầu tư nước ngồi mới có thể lấp đầy room. Điều này nói lên rằng với room 30%, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn cửa chờ rất lớn dành cho nhà đầu tư nước ngồi. Ngoại trừ những cổ đơng là nhà đầu tư cá nhân nước ngoài mua cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết (số lượng nhỏ lẻ khơng đáng kể) thì: (i) chỉ có 02 ngân hàng là Vietinbank và ABB là sử dụng hết room 30% cho nhà đầu tư nước ngồi; (ii) có 12/34 ngân hàng sử dụng hết room cho một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Bảng 3.4: Đầu tư của các tổ chức nước ngoài vào hệ thống ngân hàng Việt Nam đến tháng 6 năm 2016

ĐVT: ngàn tỷ đồng

Tổ chức tín dụng Vốn

điều lệ

Nhà đầu tư nước ngồi Tỷ lệ

góp vốn Số tiền góp vốn Ngân hàng thương mại cổ phần Đơng Nam Á

5,466 SocieteGenerale Bank (France) 19.52% 1,067

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

4,798 Maybank 20% 1,064

IFC - International Finance Corporation

10% 532

Techcombank 8,878 HSBC 9.41% 1,724

EximBank 12,355 Sumitomo Mitsui Bank 15.00% 1,853

ACB 9,377 Standard Chartered Bank 15.00% 1,406

Connaught Investors Limited 7.26% 681

VietinBank 37,234 Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ 19.73% 7,346

IFC 8.02% 2,988

Vietcombank 26,650 Mizuho 15.00% 5,397

VIB 4,845 Commonwealth of Australia 20.00% 969

Toàn hệ thống 469,721 5.33% 25,027

Nguồn: http://cafef.vn/

Trong năm 2016, xu hướng bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngồi khá sơi nổi, một số trường hợp nổi bật như:

- Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore đã ký thỏa thuận ghi nhớ về việc

quỹ này sẽ mua 7,7% cổ phần của ngân hàng Vietcombank. Cụ thể, GIC sẽ mua 305.8 triệu cổ phần phát hành trong đợt phát hành riêng lẻ dự kiến diễn ra vào quý IV năm nay. Giá trị của thương vụ này chưa được công bố, tuy nhiên theo một số nguồn tin thì GIC sẽ đầu tư không quá 400 triệu USD (9,000 tỷ đồng).

- Bên cạnh GIC, cổ đông chiến lược hiện hữu của Vietcombank là ngân hàng

Nhật Bản Mizuho cũng dự kiến sẽ mua thêm 54 triệu cổ phiếu để giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 15%. Mizuho đầu tư gần 600 triệu USD vào Vietcombank hồi cuối năm 2011 và hiện khoản đầu tư này có giá trị xấp xỉ 1 tỷ USD.

Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) đã chính thức trở thành cổ đông của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank). Gói đầu tư của IFC vào TPBank có giá trị 403,105 tỷ đồng (khoảng 18.3 triệu USD) thơng qua hình thức mua cổ phiếu ưu đãi, cho phép IFC sở hữu 4.999% cổ phần tại TPBank. TPBank là ngân hàng thứ ba tại Việt Nam IFC đầu tư rót vốn. Trước đó, IFC là cổ đơng chiến lược của ngân hàng ABBank với tỷ lệ sở hữu 10%, VietinBank với tỷ lệ 8.03% cổ phần.

- Bên cạnh đó, hàng loạt ngân hàng cũng đã xin được "nới room" - tăng tỷ lệ

sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Vietcombank và Vietinbank đang xin cơ quan chức năng cho phép nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên trên 30% - tỷ lệ tối đa theo quy định hiện hành.

- Ngoài ra, lãnh đạo của SCB, ABBank, HDBank, VPBank… cho biết đến nay

vẫn nuôi hy vọng bán cổ phần để có thêm nguồn lực tái cơ cấu. Thậm chí một số ngân hàng nhỏ sẵn sàng muốn bán hết 100% vốn cho cổ đông ngoại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)