Hoạt động tài trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 37 - 38)

2.1 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm

2.1.5 Hoạt động tài trợ xuất khẩu

Hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một trong những hoạt động được ưu tiên về vốn và lãi suất. Cùng với chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã xây dựng được các chiến lược phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu phù hợp với tình hình thực tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể: ưu tiên đáp ứng nguồn vốn để cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là trong thời điểm khan hiếm về vốn; thường xuyên cập nhật và đưa ra các sản phẩm dịch vụ xuất khẩu mới, có chính sách lãi suất, tỷ giá, phí cạnh tranh.

Bảng 2.2: Doanh số hoạt động tài trợ xuất khẩu

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Doanh số thanh toán BCT xuất khẩu 6.640 12.550 14.690 16.970

Kim ngạch xuất khẩu cả nước 72.200 96.910 114.570 132.200

Doanh số chiết khấu BCT xuất khẩu 499 413 261 336

Thị phần hoạt động xuất khẩu (%) 9,20 12,95 12,82 12,84

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2010- 2013

Thời gian từ năm 2010 đến 2012 là giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước bị khủng hoảng, tồn tại nhiều bất ổn nhưng tình hình chiết khấu chứng từ xuất khẩu và hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu trong hệ thơng ngân hàng vẫn luôn tăng trưởng bền vững và đều đặn.

Năm 2010, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã phối hợp với tổ chức SWIFT nâng cấp hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới đồng thời mở rộng hợp tác với các định chế tài chính để phát triển sản phẩm và khai thác vốn ngoại tệ. Kết quả là: doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 6.640 triệu USD tăng 26% so với 2009.

Doanh số chiết khấu bộ chứng từ đạt 499 triệu USD. Thị phần xuất khẩu chiếm 9,20% tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Năm 2011, nền kinh tế toàn cầu đối diện với nhiều khó khăn, Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, suy thoái kinh tế dai dẳng tại Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra trên diện rộng ở khu vực đồng Euro. Tình hình kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực và quyết tâm cao độ, kết thúc năm 2011 hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng đã có một số kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, doanh số thanh toán xuất khẩu đã đạt hơn 12.550 triệu USD, tăng 89% so với 2010. Doanh số chiết khấu đạt 413 triệu USD. Thị phần xuất khẩu chiếm khoảng 12,95% so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Năm 2012, doanh số thanh toán xuất khẩu tăng đến 14.690 triệu USD (tăng 17,05% so với năm 2011). Doanh số chiết khấu có giảm nhẹ so với năm 2011 còn 261 triệu USD. Thị phần trong hoạt động xuất khẩu giảm không đáng kể đạt 12,82%.

Năm 2013, xuất khẩu cả nước tăng mạnh bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu trong năm có sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp FDI. Doanh số thanh tốn xuất khẩu tại ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam tiếp tục tăng 15,48% so với năm 2012(đạt 16.970 triệu USD). Doanh chiết khấu tiếp tục tăng 28,74% so với năm 2012(đạt 336 triệu USD). Thị phần trong hoạt động xuất khẩu tiếp tục được giữ vững đạt 12,84%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)