2.2 Các hình thức tài trợ xuất khẩu chủ yếu tại Ngân hàng TMCP Công
2.2.1 Tài trợ gián tiếp
2.3.1.1 Bảo lãnh
phát hành một cam kết bằng văn bản với một bên thứ ba do khách hàng chỉ định (bên thụ hưởng bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hưởng bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho Ngân hàng số tiền đã được trả thay.
Với uy tín của ngân hàng, khách hàng được bảo lãnh có nhiều lợi thế, độ tin cậy với đối tác được nâng cao, khả năng thành công của giao dịch rất lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ được ngân hàng tư vấn những vấn đề có liên quan đến dịch vụ bảo lãnh để có được phương án bảo lãnh hợp lý nhất.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hiện đang cung cấp cho các khách hàng tất cả các phương thức bảo lãnh được sử dụng phổ biến. Đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa ngân hàng thiết kế nhiều hình thức bảo lãnh đa dạng như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh giao nhận hàng, bảo lãnh thuế quan... được chấp nhận rộng rãi tại trên 800 ngân hàng đại lý tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo yêu cầu của khách hàng ngân hàng có thể phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh thông qua mạng truyền dữ liệu có ký hiệu mật.
2.2.1.2 Xác nhận LC
Khách hàng được ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (ngân hàng xác nhận L/C) đảm bảo thanh toán kể cả trong trường hợp ngân hàng phát hành L/C khơng có khả năng thanh tốn nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Ngân hàng xác nhận L/C thêm vào cam kết thanh toán độc lập của mình tương đương với cam kết thanh tốn của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận thực hiện việc xác nhận L/C dựa vào uy tín của ngân hàng phát hành L/C, lịch sử giao dịch giữa 2 bên,…Trên thực tế, ngân hàng xác nhận thường là đại lý của ngân hàng phát hành và đã cấp sẵn một hạn mức tín dụng dựa vào mối quan hệ giữa 2 bên. Trong trường hợp ngân hàng phát hành L/C là ngân hàng nhỏ, uy tín chưa cao ngân hàng xác nhận thường bắt buộc ngân hàng này ký quỹ một phần hoặc toàn bộ giá trị L/C.
Người xuất khẩu sau khi được xác nhận L/C có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn tài trợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: tài trợ trước xuất khẩu, tài trợ sau xuất khẩu (chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu).
2.2.2 Tài trợ trực tiếp
2.2.2.1 Tài trợ trước giao hàng
Tài trợ trước giao hàng là hình thức tài trợ cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động để sản xuất, gia công và chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu. Đây là hình thức tài trợ bằng VNĐ hoặc ngoại tệ tuỳ theo nhu cầu của khách hàng.
Khi phát sinh nhu cầu vốn, doanh nghiệp xuất trình hồ sơ và yêu cầu ngân hàng tài trợ. Sau khi xem xét các điều kiện về tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm,…ngân hàng sẽ quyết định cấp tín dụng theo 2 phương thức sau:
Cho vay hạn mức: áp dụng với các khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên, liên tục và có tín nhiệm đối với ngân hàng. Hằng năm, khách hàng được cấp lại giới hạn tín dụng thông qua việc thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm, thời hạn cho vay được xác định dựa vào vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp.
Cho vay từng lần: thường áp dụng đối với các khách hàng chưa đủ điều kiện cho vay theo hạn mức hoặc khách hàng chỉ có nhu cầu vay theo từng hợp đồng riêng lẻ.
Hoạt động tài trợ trước giao hàng dựa trên thư tín dụng xuất khẩu hoặc hợp đồng/đơn đặt hàng xuất khẩu. Tỉ lệ ứng trước thường dưới 100%. Khách hàng được tài trợ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi có hợp đồng mua bán theo các phương thức thanh toán khác nhau như: L/C, D/P, T/T,... Trong các phương thức thanh toán trên, phương thức tín dụng chứng từ (L/C) được các ngân hàng ưu tiên tài trợ với một số điều kiện nhất định như: L/C phải thông báo qua ngân hàng, cho phép đòi tiền bằng điện,… Thời hạn đáo hạn hợp đồng tín dụng thường được cố định từ 10-21 ngày sau ngày giao hàng muộn nhất.
2.2.2.2 Tài trợ sau giao hàng
Tài trợ sau giao hàng là sản phẩm cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu ứng trước tiền hàng sau khi giao hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu. Với phương thức thanh toán đa dạng, tỷ lệ chiết khấu cao, dịch vụ tài trợ sau giao hàng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chiết khấu bộ chứng từ là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam trên cơ sở giá trị bộ chứng từ hoặc các khoản phải thu từ bộ chứng từ xuất khẩu, thực hiện ứng trước một khoản tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định với nguyên tắc bảo lưu quyền truy đòi số tiền đã ứng trước và lãi, phí phát sinh nếu ngân hàng khơng nhận được đầy đủ số tiền thanh tốn khi đến hạn.
• Mục đích chiết khấu
Chiết khấu để thu nợ tương ứng với số tiền đã cho khách hàng vay đối với lơ hàng hình thành từ vốn vay theo phương thức từng lần hoặc hạn mức.
Ứng trước vốn ngắn hạn cho khách hàng đối với bộ chứng từ khơng có nguồn gốc từ vốn vay ngân hàng chiết khấu.
• Các hình thức chiết khấu
Chiết khấu theo phương thức thanh toán chuyển tiền (T/T)
Hình thức thanh tốn T/T là hình thức thanh tốn theo đó nhà xuất khẩu (sau khi giao hàng) lập bộ chứng từ đòi tiền trực tiếp nhà nhập khẩu theo điều khoản quy định trong hợp đồng ngoại thương.
Mục đích chiết khấu T/T: chiết khấu để thu nợ khách hàng đã vay ngân hàng chiết khấu để thu mua, chế biến, sản xuất kinh doanh hình thành lơ hàng xuất khẩu.
Chiết khấu theo phương thức thanh toán đổi lấy chứng từ (D/P)
Chiết khấu theo phương thức D/P là hình thức tài trợ của ngân hàng cho nhà xuất khẩu bằng cách mua lại bộ chứng từ xuất khẩu với tỷ lệ ứng trước vào khoảng 80-90% và có bảo lưu quyền truy địi. Sau khi nhận bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu, ngân hàng sẽ thay mặt nhà xuất khẩu đòi tiền nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng thu hộ. Khi tài trợ theo phương thức nhờ thu, Ngân hàng thường rất thận trọng trong
việc đối chiếu các chứng từ với hợp đồng ngoại thương, xem xét uy tín của nhà nhập khẩu, uy tín của ngân hàng thu hộ, sự biến động giá cả mặt hàng xuất khẩu,….
Chiết khấu theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
Chiết khấu theo phương thức L/C thường được ngân hàng ưu tiên tài trợ hơn so với phương thức D/P và T/T vì nó có ưu điểm là khá an toàn, nhận được sự cam kết chắc chắn thanh toán của ngân hàng phát hành khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Ngân hàng có thể chiết khấu theo hai hình thức: có bảo lưu quyền truy đòi hoặc miễn truy đòi.
Trong trường hợp có bảo lưu quyền truy địi, ngân hàng có thể truy địi số tiền chiết khấu, lãi, phí (nếu có) từ nhà xuất khẩu khi ngân hàng phát hành từ chối thanh tốn do bộ chứng từ có bất hợp lệ. Nếu ngân hàng chiết khấu không phát hiện được bất hợp lệ trước khi chiết khấu thì ngân hàng sẽ mất quyền truy đòi số tiền này từ nhà xuất khẩu.
Trường hợp ngân hàng phát hành là ngân hàng có uy tín hoặc L/C đã được xác nhận, ngân hàng có thể thực hiện chiết khấu miễn truy đòi đối với bộ chứng từ. Như vậy, trong trường hợp này ngân hàng đã mua đứt bộ chứng từ của nhà xuất khẩu, mọi rủi ro đều do ngân hàng chiết khấu chịu.
2.2.2.3 Bao thanh toán (Factoring)
Tài trợ theo phương thức Bao thanh toán là việc ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mua lại hoặc ứng trước các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng thương mại đã thỏa thuận giữa bên bán và bên mua thông qua việc nhận chuyển giao quyền đòi nợ các khoản phải thu từ bên bán/Đại lý bao thanh tốn Bên bán.
Bao thanh tốn có bảo lưu quyền truy địi: là hình thức bao thanh tốn, trong đó ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam thực hiện ứng trước và có quyền địi lại số tiền đã ứng trước khi bên mua khơng hồn thành nghĩa vụ thanh tốn (Ngân hàng khơng nhận được thanh toán sau một thời hạn nhất định; và/hoặc ngân hàng có thơng tin xác nhận việc mất khả năng thanh toán của bên mua).
Bao thanh toán miễn truy địi: là hình thức bao thanh tốn, trong đó ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mua lại các khoản phải thu và chịu toàn bộ rủi
ro tín dụng khi bên mua khơng hồn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Ngân hàng chỉ có quyền địi lại số tiền đã bao thanh tốn cùng các khoản lãi và chi phí phát sinh liên quan từ bên bán trong trường hợp có tranh chấp thương mại xảy ra (giữa bên mua và bên bán hoặc bên thứ ba bất kỳ) khiến bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu hoặc vì một lý do khác khơng liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua.
Trong nghiệp vụ bao thanh toán, ngân hàng tài trợ thực hiện ít nhất 2 trong số các dịch vụ sau đây:
Ứng trước cho khoản phải thu.
Theo dõi, quản lý các khoản phải thu. Thu nợ các khoản phải thu.
Bảo đảm rủi ro tài chính bên mua.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ ứng trước có bảo lưu quyền truy địi đối với các khoản phải thu có thời hạn trả chậm tối đa là 180 ngày, theo phương thức T/T trả chậm, Ghi sổ (Open Account).
Việc sử dụng sản phẩm Bao thanh toán sẽ mang lại nhiều lợi ích mà các phương thức tài trợ khác chưa bao quát hết như:
Nhà xuất khẩu bán hàng theo phương thức bán hàng trả chậm nhưng được thanh toán trả ngay (Nhà xuất khẩu được ngân hàng ứng trước tối đa lên đến 90% giá trị khoản phải thu).
Thông qua việc sử dụng dịch vụ bao thanh tốn, khách hàng có được nhiều thông tin phục vụ cho việc đánh giá tình hình tài chính, uy tín của người mua,... Nhờ vậy, rủi ro trong các hoạt động ngoại thương được giảm thiểu tối đa.
Nhà xuất khẩu chuyển giao trách nhiệm thu hồi nợ cho ngân hàng, việc quản lý tài khoản chuyên nghiệp hơn, doanh nghiệp cũng giảm được rất nhiều chi phí.
2.3 Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp
2.3.1 Tình hình tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hàng TMCP Công thương Việt Nam
Hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp FDI đã và đang được ngân hàng chú trọng và đẩy mạnh trong những năm gần đây. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Với thế mạnh là một trong những ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu theo chiều rộng và chiều sâu.
2.3.1.1 Quy mô tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ cho vay 234.024 291.915 333.356 376.288
Tài trợ xuất khẩu đối
với doanh nghiệp FDI 3.487 5.979 8.382 12.144
Tỷ trọng 1,49% 2,05% 2,51% 3,23%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2010- 2013
Hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI tăng liên tục qua các năm. Năm 2010, dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 3.487 tỷ đồng, tăng 16,81% so với năm 2009.
Năm 2011, dư nợ cho vay xuất khẩu đối với doanh nghiệp FDI đạt 5.979 tỷ đồng, tăng 71,47%. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động truyền thông, marketing và các chính sách ưu đãi về lãi suất, hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI tuy doanh số chưa cao nhưng đã đạt được một bước tiến đáng kể.
Năm 2012, dư nợ đối với nhóm khách hàng FDI tiếp tục tăng. Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam đã có các chính sách tiếp cận phù hợp, duy trì các
chính sách chăm sóc khách hàng VIP, tiếp thị theo chiều rộng và chiều sâu. Kết quả là dư nợ tài trợ xuất khẩu đối với doanh nghiệp FDI đã tăng lên 8.382 tỷ đồng.
Năm 2013 là quãng thời gian khó khăn nhất trong nhiều năm qua đối với hệ thống ngân hàng. Một số điểm nghẽn của nền kinh tế vẫn chưa thông. Thị trường tiền tệ và thị trường chứng khốn vẫn cịn nhiều bất ổn nội tại. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với phân khúc khách hàng này tiếp tục tăng 44,88% so với năm 2012 (đạt 12.144 tỷ đồng). Đây là dấu hiệu tích cực cho việc đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI trong thời gian sắp tới.
2.3.1.2 Cơ cấu tài trợ theo Việt Nam Đồng
Bảng 2.5: Cơ cấu tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ cho vay 3.487 100% 5.979 100% 8.382 100% 12.144 100% VNĐ 2.713 77,79% 4.652 77.81% 6.591 78,63% 9.695 79,83% Ngoại tệ 774 22,21% 1.327 22,19% 1.791 21,37% 2.449 20,17%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2010- 2013
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tài trợ đối với hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Dư nợ tài trợ đối với hoạt động xuất khẩu tại ngân hàng theo hình thức cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng khá cao (dao động trong khoảng 78-80% tổng dư nợ cho vay) chủ yếu phục vụ cho việc thu mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, 20-22% còn lại là cho vay ngoại tệ đáp ứng nhu cầu mở L/C nhập khẩu. Hiện nay, ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam đang
tích cực triển khai nhiều chương trình bình ổn, ưu đãi về lãi suất cho vay cùng các giải pháp hỗ trợ về tài chính (cả trực tiếp và gián tiếp) để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu. Ngồi ra, ngân hàng cịn phát triển các sản phẩm mới như: chiết khấu chứng từ xuất khẩu theo phương thức chuyển tiền (T/T); tư vấn, hướng dẫn khách hàng cách lập bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp, thế chấp L/C xuất khẩu để mở L/C nhập khẩu...
2.3.1.3 Cơ cấu tài trợ theo ngành
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn đồng hành với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu theo các chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Nhà Nước trong từng thời kỳ.
Bảng 2.6: Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo ngành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Đơn vị tính: %
Ngành Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Cao su 21 25 25 28 Dệt may 24 21 23 25 Gạo 14 18 19 21 Điều 19 15 17 10 Cafe 9 6 7 5 Khác 13 15 9 11
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2010- 2013
Hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp có sự phân bố tương đối đồng đều giữa các ngành. Điều này thể hiện sự tuân thủ của ngân hàng trong công tác quản trị rủi ro; cho vay đa ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhằm đảm bảo