Chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 53 - 55)

2.4 Đánh giá hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp FD

2.4.2.1 Chính sách tín dụng

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng lớn, uy tín đối với thị trường tài chính trong và ngồi nước. Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng đã và đang lớn mạnh từng ngày. Hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.

Ngân hàng đã tiến hành phân loại và xây dựng các chính sách tín dụng chuyên biệt ứng với từng loại hình doanh nghiệp FDI nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc cấp tín dụng.

Tuy nhiên, thủ tục cấp tín dụng hiện nay còn khá rườm rà, trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn đánh giá, thời gian thẩm định và cấp tín dụng chưa kịp thời. Điều này làm cho các khách hàng doanh nghiệp FDI rất ái ngại khi quan hệ tín dụng với ngân hàng, làm giảm sút năng lực trong cạnh tranh.

Các điều kiện về sản phẩm dịch vụ, nhân sự, quy trình,…cho đối tượng khách hàng này vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện và cần thêm thời gian để triển khai.

Việc thẩm định tình hình tài chính của các doanh nghiệp FDI địi hỏi phải thu thập được các thông tin về tình hình tài chính của công ty mẹ, công ty con, các khách hàng liên quan,…. những thơng tin này thường rất khó thu thập và độ tin cậy khơng cao. Do đó, vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định và quyết định tài trợ của ngân hàng. Các báo cáo tài chính và các thơng tin liên quan đều do khách hàng cung cấp, đa phần các báo cáo tài chính chưa qua kiểm tốn, nếu khách hàng cố ý lừa đảo, cung cấp các số liệu không chính xác sẽ làm cho việc thẩm định bị sai lệch.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng trên máy tính chỉ chấm và phân tích được các chỉ tiêu tài chính, cịn một số chỉ tiêu phi tài chính chương trình hiện tại vẫn chưa đánh giá được đầy đủ. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc xem xét và đưa ra các quyết định tài trợ vì nó thể hiện sự tác động của các yếu tố bên ngồi đến mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp, triển vọng phát triển trong tương lai.

Các quy trình, quy định hiện tại cịn chưa hồn chỉnh, một số nội dung chưa cập nhật kịp thời với tình hình thực tế.

Hiện tại, hoạt động tài trợ xuất khẩu vẫn còn lệ thuộc chủ yếu vào các khách hàng truyền thống. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đang thực hiện tiếp thị hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư ít nhất là

10 triệu USD, riêng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư khiêm tốn hơn thì ngân hàng bước đầu chỉ thực hiện tiếp thị các sản phẩm huy động vốn, thẻ, thu chi hộ,…sau khi xem xét thận trọng thì mới quyết định tài trợ theo tình hình hoạt động thực tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)