Xây dựng quy trình, cơ chế đặc biệt đối với loại hình doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 73 - 75)

3.2 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng

3.2.4.2 Xây dựng quy trình, cơ chế đặc biệt đối với loại hình doanh nghiệp FDI

Các quy trình tín dụng hiện nay đang áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, việc áp dụng như vậy sẽ gây ra sự thiếu đồng bộ và nhất quán. Do vậy, để việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp FDI thuận tiện hơn thì trong thời gian sắp tới, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần khẩn trương nghiên cứu và xây dựng cơ chế, quy trình tín dụng riêng biệt cho loại hình doanh nghiệp này.

3.2.4.3 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu tiến tới chiết khấu miễn truy đòi

Trong nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi ngân hàng chiết khấu mua đứt bộ chứng từ theo giá trị và các điều kiện thỏa thuận với doanh nghiệp. Trong trường hợp khơng nhận được tiền thanh tốn từ ngân hàng nước ngồi, ngân hàng sẽ khơng truy địi tiền từ người hưởng lợi. Đây là một phương thức chiết khấu khá rủi ro đối với ngân hàng nhưng lợi nhuận đem lại rất lớn. Các doanh nghiệp FDI hiện nay đều đặt vấn đề chiết khấu miễn truy đòi, như vậy để thực hiện phương thức chiết khấu này một cách hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải:

Xây dựng và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ chiết khấu, cấp tín dụng(điều kiện về chấm điểm xếp hạng khách hàng, xếp hạng của ngân hàng phát hành L/C, điều kiện về Bộ chứng từ đã có thơng báo chấp nhận thanh toán của ngân hàng phát hàng, L/C phải thông báo qua ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,…)

Phân loại và sàng lọc các nhóm khách hàng nào được phép áp dụng phương thức tín dụng này(ưu tiên áp dụng đối với các doanh nghiệp FDI có doanh số xuất khẩu cao, ổn định, mua bán với các khách hàng uy tín trong hệ thống ngân hàng).

Xem xét các mặt hàng, ngành hàng tài trợ (ngân hàng xem xét chiết khấu miễn truy địi với một số mặt hàng có doanh số xuất khẩu cao như: dệt may, hàng nông sản, gạo, café,…)

Thiết kế mẫu biểu, hợp đổng, giấy đề nghị. Thiết lập phương pháp tính lãi suất, phí.

Ngồi ra, ngân hàng và khách hàng phải cùng nhau phối hợp nhịp nhàng trong khâu lập chứng từ để đảm bảo bộ xuất trình hợp lệ theo các điều kiện, điều khoản của L/C, hợp đồng ngoại thương.

3.2.4.4 Sử dụng dịch vụ đòi tiền hộ của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đại lý

Việc mở rộng mạng lưới hệ thống ngân hàng đại lý có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Ngân hàng tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện đại của hệ thống ngân hàng đại lý phục vụ cho việc chuyển tiền, nhận tiền thanh toán, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Trong thời gian

tới ngân hàng cần tăng cường hợp tác và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng đại lý để thúc đẩy phát sự phát triển của hoạt động thanh toán, nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo phục vụ tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)