Tài trợ trước giao hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 42 - 46)

2.2 Các hình thức tài trợ xuất khẩu chủ yếu tại Ngân hàng TMCP Công

2.2.2.1 Tài trợ trước giao hàng

Tài trợ trước giao hàng là hình thức tài trợ cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động để sản xuất, gia công và chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu. Đây là hình thức tài trợ bằng VNĐ hoặc ngoại tệ tuỳ theo nhu cầu của khách hàng.

Khi phát sinh nhu cầu vốn, doanh nghiệp xuất trình hồ sơ và yêu cầu ngân hàng tài trợ. Sau khi xem xét các điều kiện về tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm,…ngân hàng sẽ quyết định cấp tín dụng theo 2 phương thức sau:

Cho vay hạn mức: áp dụng với các khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên, liên tục và có tín nhiệm đối với ngân hàng. Hằng năm, khách hàng được cấp lại giới hạn tín dụng thơng qua việc thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm, thời hạn cho vay được xác định dựa vào vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp.

Cho vay từng lần: thường áp dụng đối với các khách hàng chưa đủ điều kiện cho vay theo hạn mức hoặc khách hàng chỉ có nhu cầu vay theo từng hợp đồng riêng lẻ.

Hoạt động tài trợ trước giao hàng dựa trên thư tín dụng xuất khẩu hoặc hợp đồng/đơn đặt hàng xuất khẩu. Tỉ lệ ứng trước thường dưới 100%. Khách hàng được tài trợ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi có hợp đồng mua bán theo các phương thức thanh toán khác nhau như: L/C, D/P, T/T,... Trong các phương thức thanh toán trên, phương thức tín dụng chứng từ (L/C) được các ngân hàng ưu tiên tài trợ với một số điều kiện nhất định như: L/C phải thông báo qua ngân hàng, cho phép đòi tiền bằng điện,… Thời hạn đáo hạn hợp đồng tín dụng thường được cố định từ 10-21 ngày sau ngày giao hàng muộn nhất.

2.2.2.2 Tài trợ sau giao hàng

Tài trợ sau giao hàng là sản phẩm cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu ứng trước tiền hàng sau khi giao hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu. Với phương thức thanh toán đa dạng, tỷ lệ chiết khấu cao, dịch vụ tài trợ sau giao hàng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chiết khấu bộ chứng từ là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam trên cơ sở giá trị bộ chứng từ hoặc các khoản phải thu từ bộ chứng từ xuất khẩu, thực hiện ứng trước một khoản tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định với nguyên tắc bảo lưu quyền truy đòi số tiền đã ứng trước và lãi, phí phát sinh nếu ngân hàng khơng nhận được đầy đủ số tiền thanh tốn khi đến hạn.

Mục đích chiết khấu

Chiết khấu để thu nợ tương ứng với số tiền đã cho khách hàng vay đối với lơ hàng hình thành từ vốn vay theo phương thức từng lần hoặc hạn mức.

Ứng trước vốn ngắn hạn cho khách hàng đối với bộ chứng từ khơng có nguồn gốc từ vốn vay ngân hàng chiết khấu.

Các hình thức chiết khấu

Chiết khấu theo phương thức thanh toán chuyển tiền (T/T)

Hình thức thanh tốn T/T là hình thức thanh tốn theo đó nhà xuất khẩu (sau khi giao hàng) lập bộ chứng từ đòi tiền trực tiếp nhà nhập khẩu theo điều khoản quy định trong hợp đồng ngoại thương.

Mục đích chiết khấu T/T: chiết khấu để thu nợ khách hàng đã vay ngân hàng chiết khấu để thu mua, chế biến, sản xuất kinh doanh hình thành lơ hàng xuất khẩu.

Chiết khấu theo phương thức thanh toán đổi lấy chứng từ (D/P)

Chiết khấu theo phương thức D/P là hình thức tài trợ của ngân hàng cho nhà xuất khẩu bằng cách mua lại bộ chứng từ xuất khẩu với tỷ lệ ứng trước vào khoảng 80-90% và có bảo lưu quyền truy địi. Sau khi nhận bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu, ngân hàng sẽ thay mặt nhà xuất khẩu đòi tiền nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng thu hộ. Khi tài trợ theo phương thức nhờ thu, Ngân hàng thường rất thận trọng trong

việc đối chiếu các chứng từ với hợp đồng ngoại thương, xem xét uy tín của nhà nhập khẩu, uy tín của ngân hàng thu hộ, sự biến động giá cả mặt hàng xuất khẩu,….

Chiết khấu theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C)

Chiết khấu theo phương thức L/C thường được ngân hàng ưu tiên tài trợ hơn so với phương thức D/P và T/T vì nó có ưu điểm là khá an tồn, nhận được sự cam kết chắc chắn thanh tốn của ngân hàng phát hành khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Ngân hàng có thể chiết khấu theo hai hình thức: có bảo lưu quyền truy đòi hoặc miễn truy đòi.

Trong trường hợp có bảo lưu quyền truy địi, ngân hàng có thể truy địi số tiền chiết khấu, lãi, phí (nếu có) từ nhà xuất khẩu khi ngân hàng phát hành từ chối thanh tốn do bộ chứng từ có bất hợp lệ. Nếu ngân hàng chiết khấu không phát hiện được bất hợp lệ trước khi chiết khấu thì ngân hàng sẽ mất quyền truy đòi số tiền này từ nhà xuất khẩu.

Trường hợp ngân hàng phát hành là ngân hàng có uy tín hoặc L/C đã được xác nhận, ngân hàng có thể thực hiện chiết khấu miễn truy đòi đối với bộ chứng từ. Như vậy, trong trường hợp này ngân hàng đã mua đứt bộ chứng từ của nhà xuất khẩu, mọi rủi ro đều do ngân hàng chiết khấu chịu.

2.2.2.3 Bao thanh toán (Factoring)

Tài trợ theo phương thức Bao thanh toán là việc ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mua lại hoặc ứng trước các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng thương mại đã thỏa thuận giữa bên bán và bên mua thông qua việc nhận chuyển giao quyền đòi nợ các khoản phải thu từ bên bán/Đại lý bao thanh tốn Bên bán.

Bao thanh tốn có bảo lưu quyền truy địi: là hình thức bao thanh tốn, trong đó ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam thực hiện ứng trước và có quyền địi lại số tiền đã ứng trước khi bên mua khơng hồn thành nghĩa vụ thanh tốn (Ngân hàng khơng nhận được thanh tốn sau một thời hạn nhất định; và/hoặc ngân hàng có thơng tin xác nhận việc mất khả năng thanh tốn của bên mua).

Bao thanh toán miễn truy địi: là hình thức bao thanh tốn, trong đó ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mua lại các khoản phải thu và chịu tồn bộ rủi

ro tín dụng khi bên mua khơng hồn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Ngân hàng chỉ có quyền địi lại số tiền đã bao thanh tốn cùng các khoản lãi và chi phí phát sinh liên quan từ bên bán trong trường hợp có tranh chấp thương mại xảy ra (giữa bên mua và bên bán hoặc bên thứ ba bất kỳ) khiến bên mua từ chối thanh tốn khoản phải thu hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua.

Trong nghiệp vụ bao thanh toán, ngân hàng tài trợ thực hiện ít nhất 2 trong số các dịch vụ sau đây:

Ứng trước cho khoản phải thu.

Theo dõi, quản lý các khoản phải thu. Thu nợ các khoản phải thu.

Bảo đảm rủi ro tài chính bên mua.

Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam sẽ ứng trước có bảo lưu quyền truy địi đối với các khoản phải thu có thời hạn trả chậm tối đa là 180 ngày, theo phương thức T/T trả chậm, Ghi sổ (Open Account).

Việc sử dụng sản phẩm Bao thanh toán sẽ mang lại nhiều lợi ích mà các phương thức tài trợ khác chưa bao quát hết như:

Nhà xuất khẩu bán hàng theo phương thức bán hàng trả chậm nhưng được thanh toán trả ngay (Nhà xuất khẩu được ngân hàng ứng trước tối đa lên đến 90% giá trị khoản phải thu).

Thông qua việc sử dụng dịch vụ bao thanh tốn, khách hàng có được nhiều thơng tin phục vụ cho việc đánh giá tình hình tài chính, uy tín của người mua,... Nhờ vậy, rủi ro trong các hoạt động ngoại thương được giảm thiểu tối đa.

Nhà xuất khẩu chuyển giao trách nhiệm thu hồi nợ cho ngân hàng, việc quản lý tài khoản chuyên nghiệp hơn, doanh nghiệp cũng giảm được rất nhiều chi phí.

2.3 Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)