Đặc điểm trên đo điện chẩn thần kinh cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng ghép tế bào gốc mô mỡ tự thân điều trị chấn thương cột sống ngực – thắt lưng liệt tủy hoàn toàn (Trang 125 - 127)

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CẬN LÂM SÀNG

4.2.5. Đặc điểm trên đo điện chẩn thần kinh cơ

Đánh giá chức năng cảm giác sau chấn thương cột sống là một phần quan trọng trong khám lâm sàng. Bảo tồn được các chức năng cảm giác là có cơ hội hồi phục về vận động và cải thiện được chất lượng cuộc sống. Hồi phục cảm giác là mục tiêu của tái tạo tế bào thần kinh, việc theo dõi thay đổi chức năng cảm giác (cảm giác chạm và cảm giác kim châm) là rất quan trọng đểđánh giá kết quả điều trị ghép tế bào. Tỷ lệ hồi phục cảm giác tự nhiên là

rất nhỏ. Khi đánh giá hồi phục cảm giác trong những bệnh nhân sử dụng phương pháp thay thế tế bào bằng thang điểm ASIA thì ghi nhận đầu tiên là việc xuất hiện cảm giác vùng hậu môn (cảm giác S4-S5).

SSEP (Somatosensory Evoked Potential) điện thế gợi cảm giác đo chức năng cảm giác của tủy sống đặc trưng bởi biên độ và thời gian tiềm.

Việc ghi nhận được chỉ số SSEP có thể giải thích là do có các synap mới giữa các tế bào thần kinh vật chủ và các neuron định dạng được biệt hóa sau ghép TBG. Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh được khả năng của TBG biệt hóa thành tế bào thần kinh làm tăng khả năng hồi phục tủy. Hướng nghiên cứu này được nhiều nhà khoa học đồng tình bởi tính an tồn do ghép tự thân và khả năng tới mơ đích của TBG theo nhiều con đường khác nhau trực tiếp hay gián tiếp.

Trong nghiên cứu này, 4 trong tổng số 8 trường hợp khảo sát chiếm 50% có sự hồi phục thần kinh tủy sống, với đáp ứng dẫn truyền thần kinh vỏ não đến tủy sống được ghi nhận khi đo lường SSEP tại điện thế gợi cảm (P37) ở thời điểm 6 tháng sau mũi tiêm 1. Hai trường hợp này vẫn ghi nhận được chỉ số SSEP trong khi không thu được sóng H (BN9, BN10) có thể do 2 yếu tố nhiễu: kỹ thuật đo của kỹ thuật viên và bệnh nhân teo cơ. Việc khảo sát hiệu điện thế tự phát cũng được tiến hành nhằm loại bỏtrường hợp bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên với kết quả 92.9% bệnh nhân theo dõi không ghi nhận hiệu điện thế tự phát (Bảng 3.37).

Hiện tại, có nhiều báo thử nghiệm lâm sàng trên thế giới ứng dụng ghép TBG, Park và cộng sự (2005) đã thực hiện ghép TBG trung mô cho 6 bệnh nhân liệt hoàn toàn sau 1 tuần chấn thương. Tất cả bệnh nhân đều có ghi nhận hồi phục thần kinh [39]. Sykova và cộng sựứng dụng ghép TBG trung mô tự thân cho 20 bệnh nhân liệt hoàn toàn bằng con đường truyền tĩnh mạch (tĩnh mạch ngoại vi hoặc qua động mạch bởi catheter). Tất cả bệnh nhân đều có ghi

nhận cải thiện chức năng thần kinh ở nhóm bán cấp và truyền TBG qua đường động mạch, và chỉ có duy nhất một bệnh nhân tổn thương bán cấp được nhận TBG từ tĩnh mạch ngoại biên [92].

Những nghiên cứu đánh giá việc phục hồi thần kinh tủy sống bằng SEP hầu hết được tìm thấy trên đối tượng chấn thương cột sống mãn tính, cấp tính với kết quả đáp ứng dương tính ở các thời điểm theo dõi khác nhau (12 tuần, 2,5 năm sau ghép...) [93],[37]. Điều này có thể cho thấy chưa thể đưa ra kết luận về việc bao lâu sau ghép thần kinh tủy sau tổn thương sẽ phục hồi. Hơn thế, việc đánh giá tình trạng chức năng trong giai đoạn cấp tính sẽkhơng được chính xác khi bệnh nhân đang ở trong cột sống giai đoạn sốc tủy. Vì vậy, trong kết quả đáp ứng dương tính với SSEP được đo lường, chúng tôi không thể loại bỏ yếu tố nhiễu về hồi phục tự nhiên trong nghiên cứu.

4.6. ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG ĐẶC TÍNH TBG MƠ MỠ TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG NGỰC-THẮT LƯNG LIỆT TỦY HOÀN TOÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng ghép tế bào gốc mô mỡ tự thân điều trị chấn thương cột sống ngực – thắt lưng liệt tủy hoàn toàn (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)