1.3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
1.3.2. Cận lâm sàng (Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh)
Cần khám lâm sàng kỹ trước khi chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng, giúp xác định chính xác vị trí tổn thương cột sống.
1.3.2.1. Chụp X-Quang qui ước
Phim nghiêng: là tư thế cần quan sát trước tiên. Trên phim đánh giá được tình trạng gãy xương, xẹp thân đốt sống, hẹp khe khớp, trượt đốt sống, gấp góc cột sống.
Phim thẳng: đánh giá độ mở rộng của cuống sống (nhất là vùng ngực), mở rộng khe liên gai và lệch trục các mỏm gai, hẹp khe liên đốt.
Phim chếch: đánh giá độ toác rộng khe khớp bên và biến dạng lỗ tiếp hợp.
1.3.2.2. Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Đánh giá những tổn thương cung sau, các mảnh xương vỡ cài vào trong ống tủy nhưng khó đánh giá những tổn thương di lệch trước-sau và những tổn thương phần mềm như dây chằng, tuỷ sống…
1.3.2.3. Chụp cộng hưởng từ (CHT)
Là phương pháp chẩn đoán tốt nhất hiện nay. ảnh được tạo ra theo nhiều bình diện, khả năng chẩn đốn chính xác cao. Hình ảnh thấy được là các tổn thương về xương, thoát vị đĩa đệm, tổn thương dây chằng, máu tụ ngoài màng tuỷ, các tổn thương tuỷ sống như phù tuỷ, đụng dập tuỷhay đứt tuỷ. Nhược điểm là chi phí rất cao, đa số bệnh nhân không chụp được trong cấp cứu vì nhiều lí do.
1.3.2.4. Chụp tuỷ sống có cản quang
Là kỹ thuật chụp X-Quang can thiệp bằng phương pháp đưa thuốc cản quang vào khoang dưới nhện. Cho thấy hình ảnh gián tiếp vềđường kính ống sống, đường bờ ống sống, bao rễ thần kinh nhưng không thấy những tổn thương phần mềm quanh cột sống và tổn thương nội tuỷ. Biện pháp này ít áp dụng trong cấp cứu.
1.3.2.5. Đo chức năng bàng quang [22]
Thăm dò niệu động học là phương pháp duy nhất để mô tả khách quan chức năng/rối loạn chức năng đường tiểu dưới, là phương pháp then chốt để mô tả tình trạng đường tiểu dưới ở bệnh nhân rối loạn chức năng bàng quang cơ thắt do nguyên nhân thần kinh.
Chỉđịnh thăm dò niệu động học
Thăm dò niệu động học lần thứ nhất: là bắt buộc, cung cấp thơng tin hữu ích nhất về rối loạn chức năng bàng quang cơ thắt. Tiến hành ngay sau khi qua giai đoạn choáng tủy nhằm xác định yếu tố nguy cơ của đường tiết niệu trên và lập kế hoạch quản lý, điều trị trong tương lai.
Triệu chứng đường tiết niệu tiến triển nặng hơn;
Trước khi quyết định điều trị ngoại khoa;
Cần theo dõi hiệu quả điều trị.
Theo dõi lâu dài 18 tháng đến 2 năm: tổn thương thần kinh vận động trên thường đã tiến triển đến giai đoạn ổn định, chức năng bàng quang ổn định hơn và các thơng số niệu động học ít thay đổi. Theo dõi đánh giá giai đoạn bệnh tiếp sau 2đến 5 năm, tổn thương thần kinh vận động dưới cũng tiến triển đến giai đoạn ổn định, nhưng nguy cơ có biến chứng tiết niệu nên đánh giá cách 6 tháng/lần trong vòng 3 năm là tốt nhất.
Chống chỉ định thăm dò niệu động học khi:
Nhiễm khuẩn tiết niệu;
Chấn thương đường niệudưới;
Những bệnh dễ gây chảy máu: rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu..
Những thơng số cần quan sát khi thăm dị niệu động học
Khi thăm dò niệu động học cố gắng trả lời những câu hỏi sau:
Bàng quang hoạt động bình thường, đúng thời điểm và tự chủ hay khơng?
Khả năng chứa của bàng quang có bình thường khơng?
Độ giãn nở bàng quang: bình thường, tăng hay giảm?
Cảm giác bàng quang bình thường, tăng hay giảm?
Giai đoạn thoát nước tiểu, cố gắng trả lời những câu hỏi sau:
Cơ thắt đóng mở bình thường hay bất đồng vận bàng quang cơ thắt, có liên quan đến tư thế bệnh nhân khơng, ví dụ tư thế nằm ngửa, đứng hay ho?
Các phép đo trong thăm dò niệu động học
Đo áp lực bàng quang
Trước kia, chúng ta đo áp lực bàng quang bằng cột thước nước còn nhiều hạn chế khi ứng dụng trong lâm sàng. Ngày nay, máy niệu động học đa kênh cho phép đo áp lực liên tục trong giai đoạn chứa đầy và bài xuất, ghi lại được
đồng thời nhiều đường biểu diễn áp lực khác nhau (Hình 1.4).
Nguyên tắc đo áp lực bàng quang
Áp lực bàng quang (Pves) và áp lực ổ bụng (pabd) được đo trực tiếp, áp lực cơ bàng quang đo gián tiếp bằng áp lực bàng quang trừ đi áp lực ổ bụng (Pdet = Pves – Pabd). Những thay đổi áp lực trên đường biểu diễn (Hình 1.4) cho phép rút ra những qui luật.
Nếu cả áp lực bàng quang, áp lực ổ bụng đều tăng nhưng áp lực cơ bàng quang không thay đổi, thì đó là do áp lực ổ bụng thay đổi (S).
Nếu cả áp lực bàng quang và áp lực cơ bàng quang đều tăng nhưng không thay đổi áp lực ổ bụng, thì đó là do cơ bàng quang co bóp (U).
Nếu thay đổi cả áp lực ổ bụng, áp lực bàng quang và áp lực cơ bàng quang, đó là do có sự kết hợp của co bóp cơ bàng quang và tăng áp lực ổ bụng (C+U)
Hình 1.3. Đường biểu diễn đo các áp lực [22]
Ghi điện cơ (EMG): ghi lại hoạt động của cơ thắt niệu đạo, hệ thống cơ vân
xung quanh niệu đạo, cơ thắt hậu môn, hoặc cơ thắt vân vùng đáy chậu.