Đặc điểm mô bệnh học của khối u:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố liên quan và kết quả điều trị ung thư da tế bào vảy bằng phẫu thuật (Trang 93 - 95)

c) Đặc điểm mô bệnh học:

4.2.3. Đặc điểm mô bệnh học của khối u:

Trong nghiên cứu của chúng tôi về mặt mô bệnh học ta thấy các tế bào viêm xâm nhập phần lớn là các tế bào lympho, tế bào đơn nhân chiếm 46,4% và 26,8%, với mức độ thâm nhiễm chủ yếu là vừa với 51,2%. Tế bào ái toan

xâm nhập chiếm 26,8% các trường hợp trong đó chủ yếu là các bạch cầu ái toan chiếm 7,3%, xâm nhập cả bạch cầu ái toan và bạch cầu lympho hoặc đơn nhân là 11% và 8,5%. Theo một nghiên cứu của P J F Quaedvlieg năm 2006 thì thấy rằng sự xâm nhập viêm của bạch cầu lympho chỉ có 15% di căn, ngược lại với sự khơng có xâm nhập viêm của bạch cầu lympho lên tới 53% di căn. Trong khi đó sự thâm nhiễm của bạch cầu ái toan và tương bào làm tăng nguy cơ di căn với 69% di căn ở nhóm có bạch cầu ái toan, 70% di căn ở nhóm có tương bào, đối lập với 42% ở nhóm khơng có bạch cầu ái toan và 39% ở nhóm khơng có tương bào [51]. Nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của các tế bào miễn dịch trong sự loại bỏ và chống lại khối u cũng như sự xuất hiện của bạch cầu lympho ở khối u làm tăng tỷ lệ sống 5 năm và 10 năm của các ung thư da [52]. Trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần bệnh nhân di căn hạch đều liên quan xâm nhập bạch cầu ái toan. Trong khi, khơng có bệnh nhân nào có xâm nhập tế bào lympho đơn thuần có di căn. Nhưng cũng có nghiên cứu cho thấy việc đáp ứng của bạch cầu lympho khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số bệnh nhân sống và bệnh nhân tử vong vì bệnh sau 5 năm [53]. Như vậy, cũng cần có những nghiên cứu với số mẫu lớn hơn để làm rõ mối liên quan giữa sự có mặt của tế bào ái toan và bạch cầu lympho trong nguy cơ di căn, tái phát cũng như tỷ lệ sống thêm sau 5 năm, 10 năm của UTDBMV. Một nghiên cứu khác cho thấy sự xâm nhập của bạch cầu ái toan thường liên quan đến thương tổn ánh sáng mặt trời hoặc thương tổn da mạn tính có từ trước như lt mạn tính hoặc sẹo bỏng [149].

Về độ biệt hóa thì biệt hóa độ 1 chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,34%, cũng tương ứng với mức độ sừng hóa tốt của khối u là 53,7% và thể sùi là 58,5%. Thương tổn có độ biệt hóa độ 3, độ 4 là 25,61% tương ứng với hai thể tế bào hình thoi 23,2 % và thể ly gai 8,5%. Tỷ lệ thương tổn kém sừng hóa là 29,3% và khơng sừng hóa là 17,1%. Kết quả của chúng tơi có khác so với nghiên cứu của Trịnh Quang Diện năm 1999, tỷ lệ gặp chủ yếu là độ 2 và độ 3 [94] trong khi kết quả của chúng tôi lại tập trung chủ yếu ở độ 1 và 2. Sự khác biệt này

khó lý giải và chỉ có thể lý giải được là các quần thể nghiên cứu khác nhau mà thôi. Trong y văn chúng tôi cũng khơng tìm thấy tài liệu nào nói về các yếu tố liên quan đến mức độ biệt hóa của khối u. Thể ly gai và thể tế bào hình thoi đều là những thể biệt hóa kém hoặc khơng biệt hóa và có nguy cơ cao tái phát và di căn [2],[7],[51],[150]. Theo nghiên cứu của P J F Quaedvlieg và cộng sự thì ở mức độ biệt hóa kém tỷ lệ di căn là 86% trong khi thương tổn biệt hóa tốt chỉ có tỷ lệ di căn là 30%. Số lượng bệnh nhân di căn và tái phát trong nghiên cứu của chúng tôi ở những bệnh nhân có độ biệt hóa kém (độ 3-4) đều cao hơn hơn những bệnh nhân có độ biệt hóa tốt (độ 1-2), nhưng số mẫu nhỏ nên chúng tôi không so sánh được. Kết quả này cũng tương ứng với kết quả trong nghiên cứu của Trịnh Quang Diện khi thấy tỷ lệ di căn cao hơn hẳn trong các thương tổn có độ biệt hóa ở độ 3 và 4 [94]. Mức độ xâm lấn càng sâu càng có nguy cơ cao di căn và tái phát, nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có 3/15 bệnh nhân di căn hạch vùng có xâm nhập xuống hạ bì trong đó chỉ có 1/30 bệnh nhân di căn hạch vùng có xâm nhập ở trung bì nơng và khơng có bệnh nhân nào di căn với những khối u tại chỗ. Basil S. Cherpelis cho thấy ở những bệnh nhân di căn có độ Clark cao nhiều hơn hẳn so với những bệnh nhân không di căn với tỷ lệ cụ thể tương ứng là 17/25 và 39/175 [150]. P J F Quaedvlieg cũng cho thấy ở Clark độ 5 có 86% di căn và độ 4 là 70% trong khi đó độ 2 là 9% và độ 1 khơng có di căn [51]. Mức độ xâm lấn thần kinh và mạch máu cũng làm tăng nguy cơ di căn lên nhiều [51],[150]. Nghiên cứu của chúng tơi chỉ có 2 trường hợp xâm lấn mạch máu và khơng có trường hợp nào xâm lấn thần kinh. Vì số lượng ít nên chúng tơi khơng đánh giá được nguy cơ cho bệnh nhân.

4.3. Kết quả điều trị:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố liên quan và kết quả điều trị ung thư da tế bào vảy bằng phẫu thuật (Trang 93 - 95)