Tỷ lệ sống sót:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố liên quan và kết quả điều trị ung thư da tế bào vảy bằng phẫu thuật (Trang 103 - 106)

c) Đặc điểm mô bệnh học:

4.3.3. Tỷ lệ sống sót:

Tổng thời gian theo dõi của chúng tơi là 58 tháng trong đó thời gian theo dõi trung bình là 24,31 tháng. Trong số 82 bệnh nhân có 25 bệnh nhân mất theo dõi, có 14 bệnh nhân tử vong trong q trình theo dõi của 57 bệnh nhân trong đó chủ yếu bệnh nhân tử vong trong năm đầu tiên với tử vong do bệnh chiếm đa số 10/14 bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong của chúng tơi là 17,1% nếu tính các bệnh

nhân được điều trị lên đến 19,4%, tính riêng những bệnh nhân tử vong do bệnh cũng là 13,9%. Tỷ lệ này thấp hơn của Kay D Brantsch với 30% bệnh nhân tử vong với 19% là tử vong do bệnh và 11% tử vong không liên quan đến bệnh [152]. Tỷ lệ bệnh nhân sống sót khơng bệnh trên tổng bệnh nhân theo dõi được 75,4%. Tương ứng với nghiên cứu của Gary L. Clayman và cộng sự cho thấy với 75,2% bệnh nhân sống. Tỷ lệ tử vong do bệnh của chúng tôi là 17,5%, cao hơn trong nghiên cứu Gary L. Clayman và cộng sự, nhưng tỷ lệ tử vong không do bệnh của chúng tôi là 4/14 lại thấp hơn với nghiên này. Sự khác biệt này có thể giải thích do bệnh nhân của Gary L. Clayman nhận thức tốt về bệnh đến khám sớm hơn nên tử vong do những nguyên nhân của tuổi già thường cao hơn tỷ lệ do bệnh ngược với nghiên của chúng tôi bệnh nhân thường đến muộn hơn thậm chí là bỏ theo dõi [163]. Tỷ lệ sống không bệnh sau 3 năm là 77% với sự biến động diễn ra chủ yếu trong 2 năm đầu và tỷ lệ biến động khoảng 10%/năm gần tương ứng với nghiên cứu của Gary L. Clayman [163] và Kay D Brantsch [153]. Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân tử vong do bệnh đều có kích thước tổn thương tổn lớn hơn 2 cm đường kính lớn nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong cũng khác nhau ở các nghiên cứu như kích thước khối u trên 4 cm [163], xâm nhập sâu xuống hạ bì và xâm nhập vào thần kinh [153],[163], tuổi trên 70 [153] hay vị trí khối u [164]. Như vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ di căn và tái phát cũng liên quan đến tỷ lệ tử vong nên với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao cho di căn và tái phát thì cũng phải tầm sốt kỹ để làm giảm tỷ lệ tử vong và cũng cần có những nghiên cứu rộng hơn để đánh giá các yếu tố này cũng như các giải pháp giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Khi đánh giá hiệu quả của từng phương pháp điều trị thì thấy tỷ lệ sống khơng bệnh của những bệnh nhân được phẫu thuật cắt rộng là 78% và của những bệnh nhân được phẫu thuật Mohs là 76% và ở nhóm khơng can thiệp gì là dưới 33%, song song như vậy thì tỷ lệ sống tại thời điểm kết thúc nghiên cứu ở nhóm phẫu thuật cắt rộng là cao nhất. Tuy nhiên, kiểm định thống kê

Wilcoxon cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa 3 nhóm nhất là giữa nhóm phẫu thuật cắt rộng và phẫu thuật Mohs là khơng có ý nghĩa thống kê (p=0.46). Cịn với giữa nhóm phẫu thuật cắt rộng, phẫu thuật Mohs với nhóm khơng can thiệp thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Kristina A. Holmkvist và cộng sự [165] khơng có bệnh nhân nào tử vong vì khối u, có 82% bệnh nhân sống không bệnh sau 5 năm theo dõi. Nghiên cứu của Melissa Pugliano Mauro và cộng sự cũng chỉ có 1 bệnh nhân tử vong vì bệnh sau phẫu thuật Mohs ở những bệnh nhân bị UTDBMV nguy cơ cao [166]. Một nghiên cứu cho tất cả các UTDBMV của R. W. Griffiths và cộng sự thì thấy tỷ lệ chết do nguyên nhân khác lên đến 41% trong số 157 bệnh nhân nghiên cứu, và có 85 bệnh nhân sống khơng bệnh sau 5 năm và 8 bệnh nhân tử vong do bệnh [53]. Như vậy, chúng ta đều thấy khơng có sự khác nhau về tỷ lệ sống và tỷ lệ tử vong giữa phẫu thuật cắt rộng và phẫu thuật Mohs và phần lớn bệnh nhân tử vong do các nguyên nhân khác không liên quan đến bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố liên quan và kết quả điều trị ung thư da tế bào vảy bằng phẫu thuật (Trang 103 - 106)