Quy trình rèn luyện kỹ năng tự học

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO học SINH kỹ NĂNG tự học TRONG dạy học SINH học 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 45 - 47)

- Giai đoạn III Tự điều chỉnh

1.2.5.3.Quy trình rèn luyện kỹ năng tự học

Quy trình rèn luyện KN đã được một số nhà tâm lý học và lý luận dạy học quan tâm nghiên cứu. Như A.V.Pêtpôpxki [53], X.I.Kixegops[34], Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành [73],... Quy trình do các tác giả đưa ra có sự khác nhau về các khâu, các bước cụ thể, nhưng về cơ bản là thống nhất với nhau. Chẳng hạn theo Nguyễn Quang Uẩn và Trần Quốc Thành, chia quy trình rèn luyện KN thành hai bước:

Bước 1. Người học nắm vững tri thức về hành động hay hoạt động;

Bước 2. Người học thực hiện hành động theo các tri trức đó.

Quy trình này đề cao vai trò của chủ thể nhận thức trong việc nhận thức về hành động và tiến hành hành động. Tuy nhiên, đối với HS THPT để nhận thức đúng về hành động sắp thực hiện và thực hiện một cách hiệu quả cần có sự trợ giúp của GV.

Theo X.I.Kixegops quá trình rèn luyện KN gồm 5 bước [34]:

Bước 1. Người học được giới thiệu hành động sắp thực hiện;

Bước 2. Diễn đạt các quy tắc lĩnh hội hoặc tái hiện lại những hiểu biết mà dựa vào đó các KN, kỹ xảo được tạo ra;

Bước 3. Trình bày mẫu hành động;

Bước 4. Người học tiếp thu hành động một cách thực tiễn;

Bước 5. Đưa ra các bài tập độc lập, hệ thống và thực tiễn.

Quy trình này chú trọng đến sự trợ giúp của GV (người học được giới thiệu, được trình bày mẫu, được tiếp thu hành động một cách thực tiễn), tuy nhiên chưa làm rõ cách tác động như thế nào để HS thực hiện được các bước nói trên.

A.V.Uxova chia quy trình rèn luyện KN thành 9 bước [34,73]:

Bước 1. HS nhận biết ý nghĩa của việc rèn luyện KN thực hiện hành động;

Bước 2. Xác định mục đích hành động;

Bước 3. Làm sáng tỏ cơ sở của hành động;

Bước 4. Xác định các thành tố cấu trúc cơ bản của hành động;

Bước 6. Thực hiện một số bài tập, trong quá trình luyện tập GV kiểm tra theo chuẩn mực tương ứng;

Bước 7. Dạy cách tự kiểm tra việc thực hiện hành động;

Bước 8. Tổ chức các bài tập đòi hỏi người học tự thực hiện hành động trong điều kiện biến đổi;

Bước 9. Vận dụng KN thực hiện hành động trong quá trình nắm các KN mới, phức tạp hơn trong các dạng hành động phức tạp.

Quy đình đã làm rõ được các thành phần cấu thành nên KN: mục đích, ý nghĩa, TT hành động, động cơ, cơ sở hành động,…đảm bảo quá trình hình thành và phát triển KN. Tuy nhiên, quy trình này chỉ là quy trình chung, chưa làm nổi bật đặc trưng trong rèn luyện KNTH.

Geoffrey Petty đưa ra phương pháp học tập nhằm đạt được một số KN cụ thể gọi là phương pháp “EDUCARE?”, gồm 8 bước [Dẫn theo 17, tr.29]:

Bước 1. Giải thích (Explaination);

Bước 2. Làm chi tiết (Doing detail);

Bước 3. Sử dụng kinh nghiệm mới học (Use);

Bước 4. Kiểm tra và sửa lại (Check and correct);

Bước 5. Trợ giúp trí nhớ (Aide memory);

Bước 6. Ôn tập và sử dụng lại (Review and Reuse);

Bước 7. Đánh giá (Evaluation)

Bước 8. Thắc mắc (?)

Quy trình này khá chi tiết, từ chỗ người học được giải thích về KN, TT thực hiện KN, rồi làm chi tiết (làm mẫu), sử dụng kinh nghiệm, kiểm tra, chỉnh sửa,…Như vậy, từ chỗ biết nội dung KN đó là gì, các TT của KN đó ra sao, sử dụng những kiến thức nào để thực hiện được KN đó, người học sẽ thực hiện được các TT của KN đó trên các ND học tập, sau đó chỉnh sửa, củng cố hoàn thiện KN. Tuy nhiên, để quá trình TH diễn ra một cách tự động ở người học, điều quan trọng khi đứng trước một ND/nhiệm vụ học tập, người học phải xác định được KN cần có để giải quyết tình huống trên ND/nhiệm vụ học tập đó, phải xác định rõ các TT thực hiện KN, rồi từ đó mới tiến hành các TT trên các ND/nhiệm vụ học tập. Điều này các quy trình trên chưa thể hiện rõ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp nhận các qui trình trên, theo hướng nghiên cứu của luận án, dựa vào cấu trúc của KNTH, nguyên tắc rèn luyện, lý luận về hình thành KNTH, chúng tôi xây dựng quy trình rèn luyện KNTH SH11 (mục 2.3.2, trang 82).

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO học SINH kỹ NĂNG tự học TRONG dạy học SINH học 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 45 - 47)