Quan niệm về học

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO học SINH kỹ NĂNG tự học TRONG dạy học SINH học 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 28 - 30)

Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế của quá trình học, nhưng chưa có công trình nào tìm được lời giải thỏa đáng. Học vẫn còn là một quá trình bí ẩn, chưa khám phá được một cách đầy đủ về cơ chế của quá trình học diễn ra trong não như thế nào? Học là một quá trình “hộp đen” khó xác định nhưng cuối cùng

đầu ra của nó cũng được biểu hiện bằng sản phẩm học, đó là tri thức, KN hay thái độ, là khả năng giải thích, là sự biết làm hay biết thích ứng, tồn tại, tức là một hành vi ứng xử có thể quan sát được.

Những cuộc thăm dò, tìm hiểu “Học là gì?” tiến hành từ những năm 1979 đến 1993 ở các trường Đại học Australia đã tập hợp được sáu định nghĩa về học của sinh viên [67, tr.61].

Định nghĩa 1. Học là chiếm lĩnh thông tin càng nhiều càng tốt; càng học càng nắm được nhiều thông tin; học là thu nhận, tích lũy, gia tăng số lượng kiến thức.

Định nghĩa 2. Học là ghi nhớ, lặp lại và thuộc lòng; học là quá trình tích lũy thông tin mà ta có thể tái hiện như là những mẩu kiến thức tách biệt nhau.

Định nghĩa 3. Học là quá trình chiếm lĩnh, ứng dụng hay sử dụng kiến thức; học là nắm bắt sự kiện, khái niệm hay quá trình có thể lưu trữ và sử dụng khi cần; học là tích lũy thông tin vào bộ nhớ để sử dụng mỗi khi có tình huống đòi hỏi.

Định nghĩa 4. Học là quá trình trừu tượng hóa, định hướng, định giá trị; học là liên kết cái đang học với cái đã biết và với thực tiễn cuộc sống; học là hiểu bản chất sự vật, nối liền các sự vật với nhau, lý giải và kiểm nghiệm giá trị của sự vật trong thực tiễn.

Định nghĩa 5. Học là tạo ra sự biến đổi về nhận thức để hiểu biết thế giới bằng cách lý giải và thông hiểu thực tiễn; học là xác định mô hình thông tin và liên kết mô hình đó với thông tin từ các tình huống và hoàn cảnh khác nhau. Hệ quả của việc xác định các mối quan hệ mới chưa được thừa nhận trước đây là người học thay đổi nhận thức của mình.

Định nghĩa 6. Học là biến đổi con người, học là thông hiểu thế giới bằng nhiều con đường khác nhau mà kết quả là làm biến đổi bản thân người học; học là quá trình tự tạo ra sự biến đổi tổng hợp về tri thức, KN, thái độ và giá trị của một con người. Đi vào chiều sâu, học có bản chất cốt lõi là TH.

Sáu định nghĩa trên được phân loại và sắp xếp theo trình độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp.

Định nghĩa (1), (2), (3) thể hiện cách tiếp cận thiên về định lượng: “Học là thu nhận, ghi nhớ, lặp lại, tích lũy số lượng thông tin sử dụng khi cần”. Theo các định nghĩa này, học chỉ là sự ghi nhớ, ghi chép, bắt chước,…Đây là mức độ thấp của quá

trình nhận thức; tính tích cực, tự lực, chủ động ở người học trong các tình huống học tập là không cao, vì vậy hiệu quả học tập thấp.

Định nghĩa (4), (5), (6) thể hiện cách tiếp cận đi vào chiều sâu, bản chất. Đó là trình độ cao của quá trình nhận thức: phân tích, tổng hợp, phê phán, đánh giá,…Theo cách tiếp cận này, học là sự tự lực, tích cực, chủ động ở người học.

Như vậy, dựa vào mức độ tích cực, tự lực của người học có thể chia thành học chủ động và học thụ động. Học thụ động là sự ghi nhớ, ghi chép, bắt chước (làm theo) một cách nguyên mẫu những gì diễn ra trong môi trường học (mức độ thấp của học); học chủ động là sự tích cực, tự lực, sáng tạo của người học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức (mức độ cao của học), ở mức này được xem như là TH.

Chúng tôi cho rằng: Học là một quá trình tự biến đổi mình bằng cách tác động vào thế giới mà nhân loại đã khám phá, tái tạo lại thành tài sản riêng của người học là phù hợp với quan điểm hiện nay.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO học SINH kỹ NĂNG tự học TRONG dạy học SINH học 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w