Quan hệ giữa KNTH với cách học, mục tiêu, nội dung và năng lực học

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO học SINH kỹ NĂNG tự học TRONG dạy học SINH học 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 41 - 42)

- Giai đoạn III Tự điều chỉnh

1.2.4.3.Quan hệ giữa KNTH với cách học, mục tiêu, nội dung và năng lực học

Cách học là cách tác động của chủ thể (học sinh) đến ND học, hay cách thực hiện hoạt động học: “Cách học là cách tác động của chủ thể đến đối tượng học, hay cách thực hiện một hoạt động học”. Cách tác động có 3 cách cơ bản: tác động trực tiếp (tự nghiên cứu), tác động gián tiếp (học qua hợp tác), qua thông tin phản hồi (học qua KT). Khi chủ thể biết sử dụng các TT tư duy tác động vào ND học theo các cách xác định, khi đó chủ thể đã nắm được một KN học: “Kỹ năng học là khả năng sử dụng cách học tác động vào ND học hay khả năng thực hiện một hoạt động học” [67, tr.88].

Mối quan hệ giữa cách học, KN học, ND, mục tiêu và năng lực (sơ đồ 1.5).

Sơ đồ 1.5. Mối quan hệ giữa kỹ năng học, cách học, ND học và mục tiêu

Tóm lại, KN học là thành tố quan trọng tạo nên năng lực học, KNTH là thành tố quan trọng tạo nên năng lực TH. Để TH một ND nào đó, người học phải có năng lực TH, hay nói cách khác đứng trước một ND/nhiệm vụ học tập, người học phải tự động lựa chọn được cách học phù hợp và có KN để thực hiện được cách học đó. TH mang sắc thái cá nhân, để quá trình học diễn ra ở chủ thể một cách tích cực, tự lực, chủ thể nhận thức phải có động cơ học tập, từ đó mới có hứng thú học tập và động lực để vượt qua các trở ngại trong học tập.

Từ mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành năng lực học, cho thấy: quá trình hình thành và phát triển KNTH phải đặt trong quá trình hình thành và phát triển năng lực TH. Tức là hình thành cả động cơ học, cách học trong quá trình rèn luyện KNTH.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO học SINH kỹ NĂNG tự học TRONG dạy học SINH học 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 41 - 42)