Quan niệm về kỹ năng và kỹ năng tự học

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO học SINH kỹ NĂNG tự học TRONG dạy học SINH học 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 39 - 41)

- Giai đoạn III Tự điều chỉnh

1.2.4. Quan niệm về kỹ năng và kỹ năng tự học

1.2.4.1. Kỹ năng

Theo từ điển tiếng Việt [54] “kỹ” là sự khéo léo, “năng” là có thể. KN là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn.

Trong tâm lý học, có hai hướng quan niệm về KN:

Quan niệm theo hướng thứ nhất, chú trọng khía cạnh cách thức hành động, coi việc nắm được cách thức hành động là có KN. Đại diện cho quan niệm này:

Ph.N.Gônôbôlin, V.A.Crutetxki, V.X.Cudin, A.G.Covaliôp. Chẳng hạn, theo

V.A.Crutetxki cho rằng: “KN là phương thức thực hiện hoạt động đã được con người nắm vững” [14].

Quan niệm theo hướng thứ hai, coi KN không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là sự biểu hiện năng lực của con người. Đại diện cho quan niệm này có K.Platônôp [52], A.V.Pêtrôpki [53], F.K.Kharlamov[33],...Theo hướng này, KN có tính ổn định, tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích. Chẳng hạn, A.V. Pêtrôpki xem: “Kỹ năng là năng lực sử dụng các tri thức, các dữ kiện, các khái niệm đã có để phát hiện những thuộc tính bản chất của sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực tiễn; Kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện tập, tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong điều kiện thay đổi”.

Theo K.K.Platônôp [52], Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành [73]: “Kỹ năng là năng lực thực hiện một công vịêc tạo ra kết quả với chất lượng cần thiết trong một thời gian nhất định, trong một điều kiện mới”.

GS.TS. Trần Bá Hoành còn phân biệt KN với năng lực, đó là: “Kỹ năng có tính riêng lẻ, cụ thể; năng lực có tính tổng hợp, khái quát. Kỹ năng và năng lực đều là sản phẩm của quá trình đào tạo, rèn luyện (bao gồm cả tự đào tạo, tự rèn luyện). Kỹ năng đạt mức thành thạo thành kỹ xảo, năng lực đạt mức độ cao được xem là tinh thông nghề nghiệp” [29, tr. 163].

Từ quan điểm trên, chúng tôi hiểu rằng: KN là khả năng của con người thực hiện có hiêụ quả một hành động nào đó để đạt được mục đích xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định; KN vừa thể hiện cách thức hành động vừa thể hiện năng lực hành động.

Cấu trúc của KN:

Hầu hết các tác giả xác định, gồm ba yếu tố [59,61,64,65,80,81,82,84]: - Một là, mục đích hành động;

- Hai là, tri thức về phương thức (cách thức) thực hiện hành động và tri thức về đối tượng hành động;

Mục tiêu Cách học

KN học

Nội dung

Như vậy, KN chứa đựng trong đó cả tri thức hành động, mục đích hành động và TT hành động. Tuỳ theo từng loại KN mà các thành phần trên tham gia vào cấu trúc đó ở những mức khác nhau.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO học SINH kỹ NĂNG tự học TRONG dạy học SINH học 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w