Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học đã nảy sinh ba xu hướng:

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO học SINH kỹ NĂNG tự học TRONG dạy học SINH học 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 32 - 37)

+ Xu hướng thứ nhất - thuyết kiến tạo cơ bản (Radical Constructivism)

Những người theo quan điểm này nhấn mạnh cách thức cá nhân xây dựng tri thức cho bản thân trong quá trình học tập.

Theo quan điểm kiến tạo cơ bản, Nerida F. Ellcrton và M.A.Clementes cho rằng [11,12,46,67,69,70]: “Tri thức được kiến tạo một cách cá nhân thông qua cách thức hoạt động của mỗi cá nhân”. Điều này cũng phù hợp với luận điểm Ernst Von Glaserfeld: “Kiến thức là kết quả của hoạt động kiến tạo của chính chủ thể nhận thức, không phải là thứ sản phẩm mà bằng cách này hay cách khác tồn tại bên ngoài chủ thể nhận thức và có thể được truyền đạt hoặc thấm nhuần sự cần cù nhận thức hoặc giao tiếp” .

Như vậy, quan điểm kiến tạo cơ bản không chỉ đề cao vai trò cá nhân trong quá trình nhận thức mà còn đề cao cách thức riêng của mỗi cá nhân xây dựng tri thức cho bản thân; thuyết kiến tạo cơ bản quan tâm đến quá trình chuyển hóa bên trong của cá nhân trong quá trình nhận thức.

+ Xu hướng thứ hai - thuyết kiến tạo xã hội (Social Constructivism)

Kiến tạo xã hội đặt chủ thể nhận thức trong mối quan hệ sống động với môi trường xã hội. Kiến tạo xã hội không nhấn mạnh một cách cô lập tiềm năng tư duy mang tính cá nhân. Thay vào đó, nhấn mạnh đến khả năng tiềm ẩn của con người trong sự đối thoại. Tư duy được xem như là một phần của hoạt động mang tính xã hội của mỗi cá nhân.

Quan điểm kiến tạo xã hội nhấn mạnh một số luận điểm sau:

Tri thức là sản phẩm của con người và được kiến tạo cả về mặt xã hội và văn hóa. Mỗi cá nhân làm cho nó có ý nghĩa thông qua sự tương tác với người khác và với môi trường mà họ đang sống. Paul Ernest [12,46,66,67,70], cho rằng: “Các tri thức khách quan được cá nhân kiến tạo thông qua mối quan hệ tương tác của họ với giáo viên và với bạn học tạo thành tri thức chủ quan mang tính cá nhân”. Ông cho rằng tri thức khách quan mang tính xã hội không được chứa đựng trong sách vở hoặc các phương tiện ghi nhớ khác, cũng không phải trong những ý tưởng.

Tri thức khách quan không ngừng sáng tạo lại và được thay thế bằng sự lớn mạnh của tri thức chủ quan trong tư duy vô số cá nhân.

Quá trình tương tác xã hội giữa các cá nhân dẫn tới các tri thức chủ quan của mỗi cá nhân, những tri thức chủ quan đó sau khi được xã hội thừa nhận thì trở thành tri thức khách quan.

Học là sự kiến tạo một cách tích cực dựa trên việc đưa ra vấn đề, giải quyết vấn đề, sự khám phá mang ý nghĩa cộng tác.

Tóm lại, kiến tạo xã hội xem việc học là một quá trình xã hội. Học tập không phải là một quá trình chỉ diễn ra trong não con người, mà được hình thành bởi tác động bên ngoài.

+ Xu hướng thứ ba - thuyết kiến tạo biện chứng (dialectic constructivism):

Xu hướng này nằm giữa (dung hòa) thuyết kiến tạo cơ bản và thuyết kiến tạo xã hội. Những người theo quan điểm này cho rằng, nếu chỉ có sự học tập độc lập theo thuyết kiến tạo nội sinh thì ít có hiệu quả, họ ủng hộ sự hỗ trợ, giúp đỡ của GV trong quá trình học tập của HS, nhưng từ chối việc truyền đạt cấu trúc và chiến lược có sẵn cũng như việc học tập theo mô hình rập khuôn.

Theo hướng nghiên cứu của luận án, chúng tôi vận dụng theo xu hướng thứ 3- thuyết kiến tạo biện chứng, tức là sử dụng cả thuyết kiến tạo cơ bản và thuyết kiến tạo xã hội.

- Từ quan điểm lý thuyết kiến tạo biện chứng, chúng tôi rút ra một số luận

điểm làm cơ sở cho việc xác định KNTH SH11 và biện pháp hình thành:

Học tập của HS là một quá trình dưới sự hướng dẫn của GV, HS tích cực, tự lực, chủ động chuyển hóa kiến thức theo chương trình đào tạo thành kiến thức riêng của cá nhân, sau đó phải sáp nhập kiến thức mới kiến tạo với kiến thức đã có, cấu trúc lại hệ thống kiến thức đã có, cải tạo kiến thức cũ, tạo ra hệ thống kiến thức mới rồi vận dụng kiến thức đó vào những tình huống khác nhau. Trong quá trình kiến tạo có thể xuất hiện những mâu thuẫn, khi đó phải xác định sự tương thích của kiến thức mới thu nhận với kiến thức đã có theo ánh sáng của kiến thức mới. Giải quyết mâu thuẫn này là tìm ra những điểm tương thích theo những quan điểm phù hợp gọi là “điều ứng”, nghĩa là điều chỉnh lại để kiến thức mới và cũ hợp nhất tạo thành một thể thống nhất; sau khi tự thu nhận và sáp nhập, cần “xã hội hóa” sản phẩm học của cá nhân bằng cách HS

trình bày kết quả nhận thức của mình, sau đó bạn bè, thầy cô góp ý, nhận xét, chỉnh sửa giúp mỗi HS nhận thức đúng về ND học và điều chỉnh cách học sao cho phù hợp.

1.2.3. Tự học

1.2.3.1. Quan niệm về tự học

Theo quan điểm dạy học tích cực, bản chất của học là TH, nghĩa là chủ thể tác động vào ND học một cách tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo để đạt được mục tiêu học tập. Quá trình hình thành kiến thức, KN, thái độ, chủ yếu là do HS tự thực hiện, còn môi trường học chỉ đóng vai trò trợ giúp. Việc học chỉ có hiệu quả khi người học ý thức được việc học (có nhu cầu học tập) từ đó có động cơ, ý chí và quyết tâm để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong học tập.

Theo GS.VS. Nguyễn Cảnh Toàn: "Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v.. và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [67, tr. 62].

Từ quan điểm trên, chúng tôi hiểu rằng: TH là một quá trình chủ thể nhận thức tác động một cách tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo vào đối tượng học nhằm chuyển hóa chúng thành tài sản riêng, làm cho chủ thể thay đổi và phát triển.

Như vậy, TH là mức độ cao của học, là sự tích cực, tự lực, chủ động của chủ thể nhận thức trong hoạt động học, quá trình TH do người học tự thực hiện (mang sắc thái cá nhân). Tuy nhiên, cần chú ý rằng với HS phổ thông để việc TH đạt hiệu quả cần thiết phải có sự hướng dẫn, trợ giúp của GV. GV cần tạo ra môi trường để HS phát huy nội lực của mình trong quá trình khám phá kiến thức.

1.2.3.2. Các hình thức tự học

- TH qua thực tế, hình thức này phổ biến ngoài đời sống xã hội, học qua giao tiếp, học qua lao động, học qua các thông tin đại chúng,..Trong hình thức này, việc hình thành kiến thức, KN, thái độ mới là do người học tự trải nghiệm qua hoạt động thực tiễn (Học mà không biết mình đang học). Hình thức TH này do bản thân người học tự mò mẫm thực hiện, không có GV hướng dẫn một cách chủ định, không có kế hoạch và mục đích định trước. Hình thức này mang tính ngẫu nhiên trong cuộc sống

Mục tiêu giáo dục

TH theo hướng dẫn Mục tiêu học tập

Các nhà khoa học,các nhà sư phạm

Kinh nghiệm xã hội ND dạy học trong nhà trường

Tổ chức HDTH

TH qua tài liệu HDTH TH quathực tế

TH theo SGK

hằng ngày: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, học bất cứ lúc nào, ở đâu, trong lao động cũng như vui chơi, giải trí,…

- TH qua trường lớp, có các hình thức: TH ngoài giờ trên lớp (có tài liệu hướng dẫn hoặc không); TH trên lớp (có sự trợ giúp trực tiếp của GV hoặc qua tài liệu hướng dẫn). Có thể khái quát theo sơ đồ (sơ đồ 1.2).

Sơ đồ 1.2. Quá trình đạt được mục tiêu học tập của HS theo các hình thức TH

Như vậy, hình thức TH rất đa dạng, tùy theo mục đích, ND, điều kiện,… mà người học có thể TH theo những hình thức khác nhau.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chọn hình thức TH trong bài trên lớp có hướng dẫn của GV để rèn luyện KNTH cho HS.

1.2.3.3. Các giai đoạn của quá trình tự học

Theo GS.VS Nguyễn Cảnh Toàn, chu trình học được diễn ra qua ba thời hay ba giai đoạn [67]: Tự nghiên cứu (I); tự thể hiện, hợp tác với bạn với GV (II); tự KT, tự điều chỉnh (III) (sơ đồ 1.3).

Thời (I) - Tự nghiên cứu:

Trước ND học, người học phải nhận ra: ND đó đề cập những vấn đề gì? Cần thu nhận kiến thức gì từ ND đó? Mối quan hệ giữa kiến thức cần thu nhận với nhau và với vốn kiến thức đã như thế nào? Vị trí của kiến thức mới thu nhận trong hệ thống kiến thức đã có ra sao? Vai trò, ý nghĩa của kiến thức đó như thế nào? Từ chỗ nhận biết vấn đề, chủ thể thu nhận thông tin có liên quan tới vấn đề đó, xử lý thông tin, xây dựng các giải pháp, thử nghiệm giải pháp, đưa ra kết luận và giải quyết vấn đề. Chủ thể ghi

Nhận biết Thu nhận Xử lý Giải quyết Trình bày Tranh luận Tổng hợp Điều chỉnh Rút kinh nghiệm III I II

lại kết quả “tự nghiên cứu” của thời (I) thành sản phẩm học cá nhân ban đầu. Sản phẩm đó có thể mang tính chủ quan, phiến diện, thiếu khoa học.

Sơ đồ 1.3. Chu trình học ba thời

Thời (II) - Tự thể hiện và hợp tác:

Chủ thể lập luận (diễn đạt) sản phẩm đã thu nhận bằng cách khác nhau: sắm vai, bằng văn bản của sản phẩm (lập dàn ý, lập bảng hệ thống, lập sơ đồ hệ thống), thảo luận để giải thích, bảo vệ sản phẩm học của mình, đồng thời thu nhận thêm thông tin của bạn, của GV, tự hoàn chỉnh lại sản phẩm mới thu nhận làm cho sản phẩm ban đầu tiệm cận tới chân lý.

Thời (III) - tự kiểm tra, tự điều chỉnh:

Thảo luận đã cung cấp thông tin phản hồi về sản phẩm học ban đầu của chủ thể, lấy đó làm cơ sở cho người học so sánh, đối chiếu, tự KT lại sản phẩm học, tự đánh giá, phê bình và cuối cùng tổng hợp, chốt lại vấn đề rồi tự sửa sai, điều chỉnh thành sản phẩm khoa học và tự rút kinh nghiệm về cách học, cách tư duy, cách giải quyết vấn đề của mình. Sẵn sàng bước vào một tình huống mới.

Chu trình học ba thời cho thấy, quá trình TH cần phải có sự phối hợp giữa TH qua tài liệu, TH qua thảo luận và TH qua thông tin phản hồi.

Tự thể hiện (diễn đạt)

Tự điều chỉnh

Đối tượng học (ND)

Xác định ND

Xác định bản chất của ND

Xác định quan hệ giữa ND mới thu nhận với nhau và với kiến thức đã có

Xác định vị trí kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã có

Sáp nhập Tư duy Thu nhận Chủ thể học Vận dụng Chủ thể thay đổi

TH qua tài liệu (thời I), qua thông tin phản hồi (thời III) là học cá nhân, còn TH qua thảo luận (thời II) là học hợp tác.

Dựa vào chu trình học 3 thời, lý thuyết kiến tạo biện chứng, chúng tôi cho rằng, quá trình TH được diễn ra theo các giai đoạn: tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự điều chỉnh và vận dụng (sơ đồ 1.4).

Sơ đồ 1.4. Các giai đoạn tự học của học sinh theo chủ đề

Như vậy, chu trình học 3 thời và lý thuyết kiến tạo về hình thức diễn đạt có sự khác nhau, song giữa chúng có nhiều điểm chung, đó là người học đều phải trải qua các giai đoạn: học cá nhân, học hợp tác, điều chỉnh và vận dụng.

Từ sơ đồ 1.4 cho thấy, quá trình TH một chủ đề cần trải qua các giai đoạn:

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO học SINH kỹ NĂNG tự học TRONG dạy học SINH học 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w