III. Trạng Thái Khí
3. SƠ ĐỒ TƯ DUY SỬ DỤNG CẢ HAI BÁN CẦU NÃO CÙNG MỘT LÚC
DỊNG CHẢY THƠNG TIN
Xin lưu ý rằng không giống như cách viết thông thường, Sơ Đồ Tư Duy không xuất phát từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo kiểu truyền thống.
Thay vào đó, Sơ Đồ Tư Duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngồi và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, bạn sẽ thấy các từ ngữ nằm bên trái Sơ Đồ Tư Duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngồi). Các mũi tên xung quanh Sơ Đồ Tư Duy bên dưới chỉ ra cách đọc thông tin trong sơ đồ. Các số thứ tự cũng là một cách hướng dẫn khác.
Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong Sơ Đồ Tư Duy phía trên được gọi nhánh chính. Sơ Đồ Tư Duy này có bốn nhánh chính vì nó có bốn tiêu đề phụ. Số tiêu đề phụ là số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của Sơ Đồ Tư Duy được đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II, rồi nhánh III, và cuối cùng là nhánh IV. Bạn hãy tham khảo các mũi tên màu đen trong hình vẽ.
Tuy nhiên, các từ khóa được viết và đọc theo hướng từ trên xuống dưới trong cùng một nhánh chính. Bạn hãy tham khảo các mũi tên màu xanh trong hình vẽ.
SỨC MẠNH CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY: BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bây giờ thì bạn đã hiểu các bước cơ bản và các quy tắc trong việc phát triển một Sơ Đồ Tư Duy. Sau đây, bạn sẽ được hướng dẫn qua một quá trình ghi chú một trang sách cơ bản thành một Sơ Đồ Tư Duy đơn giản. Chúng ta sẽ dùng chủ đề “Ba dạng vật chất” trong một bài học vật lý. Bằng cách này, tôi sẽ cho bạn thấy tác dụng của Sơ Đồ Tư Duy trong việc giúp bạn tiết kiệm thời gian, nhớ bài và hiểu bài hiệu quả hơn.
Trước khi bắt đầu tiến trình vẽ Sơ Đồ Tư Duy, tôi muốn bạn thử nghiệm sự khác biệt giữa việc học từ Sơ Đồ Tư Duy so với việc học từ cách ghi chú theo kiểu truyền thống. Ngay bây giờ, bạn hãy đọc đoạn văn bên dưới về chủ đề “Ba dạng vật chất” theo cách bình thường mà bạn vẫn đọc (khơng sử dụng cách đọc hiệu quả).
Ba Dạng Vật Chất Chất Rắn
Các phân tử ở dạng rắn được sắp xếp theo một hình dạng nhất định và nằm sát nhau. Do có rất ít khoảng trống giữa các phân tử nên chất rắn không thể bị nén lại. Ở chất rắn, các phân tử được cố định một chỗ nhờ vào các lực tương tác giữa chúng. Chính vì thế, mỗi phân tử chất rắn chỉ có thể dao động xung quanh một vị trí cố định mà thơi.
Các lực tương tác giữa các phân tử chất rắn bao gồm lực hút và lực đẩy. Lực hút ngăn chặn việc các phân tử di chuyển một cách tự do ra khỏi điểm cố định. Lực đẩy ngăn chặn việc các phân tử va vào nhau trong khi di chuyển. Cho nên, chất rắn có hình dạng và khối lượng cố định.
Khi chất rắn gặp nhiệt độ, năng lượng của các phân tử tăng lên gây ra sự dao động nhiều hơn. Do đó, khoảng cách giữa các phân tử tăng lên làm chất rắn bị nở ra.
Chất Lỏng
Các phân tử trong chất lỏng nằm khá xa nhau so với chất rắn. Tuy nhiên, chúng vẫn nằm đủ gần khiến cho chất lỏng cũng không thể bị nén lại. Các lực tương tác giữa các phân tử
chất lỏng không mạnh bằng lực tương tác giữa các phân tử chất rắn. Kết quả là các phân tử chất lỏng có thể di chuyển xung quanh chất lỏng đó một cách tự do. Đây là lý do tại sao chất lỏng khơng có hình dạng cố định mà có hình dạng của những vật chứa. Tuy nhiên, chất lỏng cũng có khối lượng cố định vì các lực hút giữa các phân tử ngăn chặn việc chúng bay hơi và thốt khỏi chất lỏng đó.
Khi chất lỏng gặp nhiệt độ, các phân tử dao động và di chuyển mạnh hơn. Điều này gây ra việc các phân tử di chuyển xa hơn và chất lỏng bị bay hơi.
Chất Khí
Các phân tử trong chất khí ở rất xa nhau. Kết quả là có rất nhiều khoảng trống giữa chúng khiến cho chất khí có thể bị nén lại.
Các phân tử chất khí dao động ngẫu nhiên với tốc độ cao, va vào nhau và vào các thành của bình chứa. Lực tương tác giữa chúng chỉ xuất hiện khi có va chạm xảy ra. Tuy nhiên, lực tương tác này không đáng kể trong hầu hết thời gian. Do đó, chất khí khơng có hình dạng và khối lượng nhất định.
Bạn đã đọc hết đoạn văn trên chưa? Tốt. Bây giờ, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau đây. Nên nhớ, bạn không được xem lại đoạn văn vừa rồi khi trả lời câu hỏi.