VIỆC ÔN BÀI GIÚP BẠN TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Một phần của tài liệu TOI TAI GIOI BAN CUNG VAY (Trang 89 - 91)

III. Trạng Thái Khí

1. XÁC ĐỊNH TỪ KHĨA VÀ HÌNH DUNG

VIỆC ÔN BÀI GIÚP BẠN TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Có thể bạn nghĩ rằng: “Nếu mình làm theo phương pháp này, có phải là mình sẽ tốn rất nhiều thời gian hơn so với cách ôn bài một lần trước khi thi khơng?” Câu trả lời là “KHƠNG”.

Xin nhớ rằng, nếu bạn làm theo phương pháp học truyền thống là học một lần và ôn lại một lần trước khi thi, bạn đã quên 80-90% kiến thức trước khi ôn bài. Như thế, việc ôn bài của bạn cũng tốn nhiều thời gian như lúc bạn học ban đầu. Không những thế, việc ôn bài như vậy cũng khơng hề củng cố lại những gì bạn đã học mà chỉ đơn thuần là học lại những gì bạn đã quên.

Do đó, nếu thơng thường bạn mất khoảng hai tiếng để học xong một chương sách, bạn sẽ phải cần gần hai tiếng nữa để ơn lại nó. Vậy là bạn cần khoảng gần bốn tiếng để học và ơn lại chương đó

Nếu bạn ơn bài bốn lần trước khi thi, việc học lúc đầu của bạn sẽ tốn hai tiếng nhưng các lần ôn bài sau khi học 10 phút, 24 giờ, một tuần, một tháng, và trước khi thi chỉ mất 10-15 phút mỗi lần. Lý do là vì bạn ơn bài vào đúng những thời điểm mà kiến thức vẫn cịn rất dễ tìm trong trí nhớ.

Nếu bạn cộng tất cả thời gian học và ôn bài lại, bạn chỉ mất khoảng ba tiếng, nghĩa là ít hơn cách học truyền thống gần một tiếng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là khả năng lĩnh hội kiến thức của bạn lại tốt hơn gấp bốn năm lần so với cách ơn bài truyền thống vì bạn đã ơn bài trong lúc bạn cịn nhớ rõ thơng tin.

Ôn bài 4-5 lần Ôn bài một lần

Thời gian học và ôn 3 tiếng 4 tiếng

Khả năng hiểu bài ít nhất 4 lần 1 lần (hoặc ít hơn)

Xin chúc mừng bạn! Bạn đã được học hai phương pháp học hiệu quả nhất, đó là Sơ Đồ Tư Duy và hệ thống Trí Nhớ Siêu Đẳng. Bạn chắc chắn có thể đạt những kết quả mong muốn khi đã thành thạo hai phương pháp này.

Read more: http://trandangkhoa.vn/ttgbct-c10-mo-hinh-tri-nho/#ixzz2mBN153tP

Sau khi được trang bị đầy đủ các kỹ năng của Trí Nhớ Siêu Đẳng, bạn đã nắm được một yếu tố quan trọng để đạt thành tích xuất sắc. Đó là khả năng nhớ lại thơng tin và số liệu trong một khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên, khả năng nắm vững lý thuyết chưa đủ đảm bảo cho bạn điểm 10. Yếu tố thứ hai cũng quan trọng khơng kém. Đó là khả năng ứng dụng lý thuyết để trả lời câu hỏi thực hành trong kỳ thi.

Để tinh thơng khả năng ứng dụng những gì được học, bạn phải phát huy một loạt kỹ năng suy nghĩ bao gồm sáng tạo, phân tích, lập luận. Chi tiết hơn, những kỹ năng suy nghĩ bạn cần phải thành thạo bao gồm:

1. So sánh các dữ liệu để tìm ra sự khác nhau và giống nhau. 2. Phân tích thơng tin và mối liên hệ giữa các thông tin với nhau. 3. Xác định nguyên nhân và hệ quả.

4. Lựa chọn và sắp xếp các thơng tin có liên quan. 5. Biết cách lập luận.

6. Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. 7. Giải thích và phát triển ý cụ thể.

8. Đánh giá độ tin cậy và tính đúng đắn của thơng tin.

9. Phân biệt giữa các dữ kiện, các thông tin không phải dữ kiện, và các ý kiến cá nhân.

10. Đưa ra kết luận từ những bằng chứng cụ thể.

Mặc dù những kỹ năng ứng dụng này nghe có vẻ đáng sợ, bạn sẽ thành thạo chúng dễ dàng khi bạn biết cách sử dụng. Những học sinh sử dụng các kỹ năng này hiệu quả là do họ nắm được phương pháp. Một khi bạn học và nắm được những phương pháp này, bạn sẽ có thể đạt kết quả như họ.

Quá trình suy nghĩ diễn ra từ việc đặt câu hỏi (cho bản thân) tới việc hình thành các mối liên kết giữa thông tin mới và thông tin cũ mà bạn đã biết. Nếu bạn đang “suy nghĩ” về những gì tơi vừa nói, bạn có thể đang tự hỏi mình rằng “Thật khơng? Mình có suy nghĩ bằng cách đặt câu hỏi khơng?”.

Những học sinh thông minh thường tự đặt các câu hỏi hữu ích. Những học sinh kém khơng biết đặt câu hỏi về những gì họ vừa học. Ví dụ, nếu một học sinh giỏi cần đánh giá tính xác thực của một sự việc, anh ta sẽ đánh giá bằng cách đặt câu hỏi như “Có bằng chứng nào về việc này khơng?”, “Nguồn gốc thơng tin có đáng tin cậy khơng?”, “Thơng tin có bị làm sai lệch hoặc bị ảnh hưởng bởi ý kiến cá nhân nào không?”. Một học sinh kém không bao giờ đặt những câu hỏi hiệu quả như trên.

NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VÀO THỰC HÀNH

Trong bất kỳ môn học nào, cho dù là môn lịch sử, văn học, địa lý, vật lý hoặc tốn học, ln tồn tại một số

phương pháp, khuôn mẫu hoặc phong cách đặt câu hỏi thông dụng trong kỳ thi.

Hãy ghi nhớ, nghệ thuật ứng dụng lý thuyết vào thực hành của bất kỳ mơn học nào cũng có bốn bước bạn phải thành thạo. Trong mỗi chương sách của từng môn học, bạn phải:

Một phần của tài liệu TOI TAI GIOI BAN CUNG VAY (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w