III. Trạng Thái Khí
1. XÁC ĐỊNH TỪ KHÓA
Điều đầu tiên chúng ta cần làm là xác định từ khóa trong mỗi đặc tính liệt kê phía trên. Xin nhớ rằng, khơng phải tất cả các từ đều quan trọng như nhau. Do đó, chúng ta chỉ cần ghi nhớ một hay hai từ khóa có tác dụng giúp chúng ta nhớ lại tồn bộ ý nghĩa của từng đặc tính. Những từ khóa được gạch dưới bên trên.
2. HÌNH DUNG
Bước tiếp theo là tạo một hình ảnh cho đồ đo nhiệt độ, và từng hình ảnh cho mỗi đặc tính kể trên. Xin nhớ rằng nếu đặc tính đó có nghĩa trừu tượng, chúng ta phải dùng Kỹ Thuật Âm Thanh Tương Tự hoặc Kỹ Thuật Gợi Nhớ để tạo hình ảnh tương ứng.
Việc đầu tiên là chúng ta cần hình dung chủ đề chính, đồ đo nhiệt độ. Hãy tưởng tượng trong tâm trí bạn hình ảnh một đồ đo nhiệt độ khổng lồ bằng thủy tinh với một bóng đèn thủy ngân ở đầu và các gạch đo nhiệt độ màu đen dọc theo thân.
Bây giờ, chúng ta hãy tạo ra các hình ảnh cho tất cả năm đặc tính. Đặc tính đầu tiên là “dễ đọc”. Vậy thì bạn có thể hình dung một người đang đọc một quyển sách màu xanh dày rất nhanh, lật tới lật lui các trang sách.
Từ khóa tiếp theo là từ “an tồn”. Vì bạn khơng thể hình dung được từ “an tồn”, chúng ta sẽ dùng Kỹ Thuật Âm Thanh Tương Tự. Để hình dung từ “an tồn”, bạn có thể nghĩ đến hình ảnh một cái tủ an tồn lớn, màu đen, bằng kim loại với một ổ khóa to tướng.
Với từ khóa “khơng đắt” tiếp theo, chúng ta sử dụng Kỹ Thuật Gợi Nhớ (tự hỏi mình xem bạn nghĩ đến gì đầu tiên) để tạo hình ảnh đại diện cho từ khóa này. Trong trường hợp này, bạn có thể tưởng tượng đến một túi đựng toàn tiền xu loại “500 đồng” để đại diện cho từ “khơng đắt”.
Từ khóa kế tiếp là từ “nhạy”. Một lần nữa, sử dụng Kỹ Thuật Gợi Nhớ, chúng ta có thể hình dung cảnh một cơ gái đang khóc vì cơ ấy cực kỳ nhạy cảm.
Về từ khóa cuối cùng “phạm vi lớn”, chúng ta có thể sử dụng Kỹ Thuật Gợi Nhớ để hình dung một phạm vi bắn súng cực lớn.