III. Trạng Thái Khí
1. XÁC ĐỊNH TỪ KHĨA VÀ HÌNH DUNG
“NHỒI NHÉT” KHÔNG HIỆU QUẢ
Nhiều học sinh tin rằng việc ôn bài sớm chỉ vơ ích vì họ sẽ qn hết trước khi thi và phải học lại từ đầu. Những học sinh này cho rằng chỉ nên ôn bài cho mỗi môn học trong năm ngày trước khi
thi mơn đó. Chính vì thế, họ thường khơng ơn được hết bài hoặc chỉ ôn được một lần trước khi thi. Kết quả là họ khơng thể nào đạt điểm cao vì họ khơng hiểu rõ bài và phạm những lỗi bất cẩn đáng tiếc do quá căng thẳng. Với tôi, đây là một cách học “tự sát” vì nó đi ngược lại tất cả những ngun tắc của việc học hiệu quả. Việc ôn bài vào phút cuối, “nước đến chân mới nhảy” thường cần một khoảng thời gian học dài liên tục khơng được nghỉ ngơi. Do đó, khả năng ghi nhớ cũng như hiệu quả học tập bị giảm sút trầm trọng.
Hơn nữa, kiến thức mà học sinh thu thập được vào lúc này thường rất lộn xộn. Trước khi đầu óc họ có cơ hội để sắp xếp, tổng hợp những gì họ vừa học, những thơng tin mới đã đan xen với những thông tin cũ tạo nên một mớ rối rắm lùng bùng.
Vậy thì, nếu bạn phải chuẩn bị bài sớm và rải đều suốt quá trình học, bạn phải làm thế nào để duy trì trí nhớ ở phong độ tốt nhất cho đến ngày thi? Câu trả lời nằm ở việc ôn bài.
Nhiều học sinh nghĩ rằng việc ơn bài làm lãng phí thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn có một kế hoạch ơn bài hợp lý cùng với Sơ Đồ Tư Duy, bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian so với cách học bình thường. Khơng những thế, khi bạn ơn bài nhiều lần, bạn sẽ hiểu bài hơn, ghi nhớ thông tin nhiều hơn và tăng kỹ năng áp dụng kiến thức. Thơng thường, chúng ta có thể biết khái niệm và cách giải quyết một vấn đề, nhưng trong kỳ thi, chúng ta lại đâm ra lúng túng và phạm lỗi. Lý do là vì chúng ta chưa đạt đến trình độ áp dụng kiến thức không cần suy nghĩ. Cách duy nhất để chúng ta đạt đến trình độ này là phải biết cách ôn bài.