III. Trạng Thái Khí
3. MỤC TIÊU GIẢI PHÓNG TIỀM NĂNG CỦA CHÚNG TA
Một lý do khác của việc xác định mục tiêu là mục tiêu giúp chúng ta vượt xa hơn khả năng bình thường để đạt những kết quả tuyệt vời. Giả sử bạn luôn nhận điểm 2 mơn tốn. Đây là điểm số bình thường của bạn. Và bạn xác định mục tiêu đạt điểm 10 trong kỳ thi sắp tới. Bằng việc xác định mục tiêu đạt điểm 10, bạn sẽ bắt đầu học theo một cách khác. Bạn ghi chú bài giảng chi tiết hơn, tìm hiểu rõ hơn về những khái niệm còn mờ mịt, dành nhiều thời gian hơn để giải những bài toán khó. Kết quả là, ngay cả khi bạn khơng đạt điểm 10, bạn cũng có thể đạt điểm 8-9, cao hơn nhiều so với điểm số 2 trung bình của bạn.
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TRONG TỪNG LĨNH VỰC CUỘC SỐNG
Tất cả chúng ta đều biết rằng công nhân là người xây dựng nên những căn nhà. Nhưng trước khi họ bắt đầu công việc xây dựng, họ cần những kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà. Tại sao vậy? Bởi vì việc thiết kế này giúp họ biết được mái nhà cao bao nhiêu, có bao nhiêu cửa ra vào, có bao nhiêu cột nhà, v.v… Họ sẽ làm theo đúng thiết kế để xây nên một căn nhà hồn chỉnh.
Các cơng nhân có xây được nhà mà khơng cần bản thiết kế khơng? Điều này nghe có vẻ nực cười. Nếu khơng có bản thiết kế cụ thể, họ chỉ có thể xây một cách vơ tơi vạ đến khi khơng cịn gạch mà vẫn khơng biết hình thù căn nhà ra sao. Chuyện gì sẽ xảy ra? Sản phẩm của họ sẽ chỉ là một ngơi nhà siêu vẹo, xấu xí với hình thù kỳ quái.
Bạn có thể cho rằng việc xây nhà mà khơng có bản thiết kế là vơ lý. Vậy bạn có nhận ra việc chúng ta sống cũng giống như việc xây dựng một căn nhà? Ấy thế mà, nhiều người sống mà khơng hề có kế hoạch nào về cuộc sống tương lai sau này. Mỗi ngày chúng ta sống cũng giống như mỗi viên gạch chúng ta dùng để xây cuộc sống. Nếu bạn cứ liên tiếp xây từng viên gạch mà khơng biết bạn đang xây gì, cuối cùng bạn sẽ xây được một cuộc sống không như ý chút nào. Thật đáng tiếc, nhiều người không nhận ra được điều này cho đến khi họ phải gánh chịu một cuộc sống tồi tệ. Lúc ấy, họ mới nhận ra rằng lẽ ra họ có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều nếu họ biết thiết kế cuộc sống của họ.
Khi bạn xây nhà, bạn phải thiết kế tất cả mọi phần của căn nhà như phòng ngủ, phòng tắm, nhà bếp, v.v… Tương tự, khi bạn xác định mục tiêu trong cuộc sống, bạn phải tập trung vào tất cả những lĩnh vực đem lại cho bạn một cuộc sống mong muốn. Ví dụ, chẳng có ích gì khi bạn học rất giỏi nhưng lại khơng có sức khỏe. Cũng chẳng ích gì khi bạn có một nghề u thích, có sức khỏe tốt nhưng lại cực kỳ nghèo.
Nhìn chung, bạn phải thiết kế và xác định mục tiêu trong bốn lĩnh vực cuộc sống. Đó là: 1. Mục tiêu về học tập và nghề nghiệp
2. Mục tiêu về sức khỏe và thể thao 3. Mục tiêu về tài chính và lối sống 4. Mục tiêu về gia đình và xã hội
XÁC ĐỊNH NHỮNG MỤC TIÊU TO LỚN HẤP DẪN
Nhiều người nói với tơi rằng họ vẫn khơng cảm thấy có động lực thậm chí sau khi họ đã xác định mục tiêu. Họ vẫn khơng cảm thấy muốn hành động. Lý do là vì những mục tiêu mà họ đề ra không đủ hấp dẫn đối với họ.
Muốn có được quyết tâm, động lực để hành động kiên trì, bạn phải xác định những mục tiêu to lớn. Những mục tiêu to lớn là những mục tiêu vượt xa ngoài khả năng hiện tại của bạn. Điều quan trọng nhất là ý nghĩ đạt được những mục tiêu ấy thật sự làm bạn cảm thấy hết sức hạnh phúc, phấn khởi.
Khi tôi xác định mục tiêu vươn lên dẫn đầu trường (một mục tiêu rất lớn), ý nghĩ đạt được mục tiêu này thật sự làm tôi cảm thấy rất vui sướng, nhất là khi tơi đang là học sinh đứng chót lớp lúc bấy giờ. Cảm giác vui sướng đặc biệt này thúc đẩy tôi thức đêm thức hôm học hành chăm chỉ. Một mục tiêu to lớn khác của tôi là kiếm được một triệu đôla. Mục tiêu này thúc đẩy tôi mạnh mẽ đển mức tôi đã thành lập công ty đầu tiên của mình năm 15 tuổi và làm hai cơng việc cùng lúc khi vẫn cịn đi học.
Thay vào đó, nhiều người có khuynh hướng xác định những mục tiêu dễ dàng, nhỏ bé với ý nghĩ rằng những mục tiêu này dễ đạt được hơn nhiều so với những mục tiêu khác. Vấn đề ở đây là những mục tiêu này không thúc đẩy bạn hành động được. Nếu tôi xác định mục tiêu là một trong 50 học sinh giỏi nhất trường, tôi sẽ không cảm thấy hào hứng bằng việc tôi muốn trở thành học sinh giỏi nhất.
Chắc hẳn là bạn đã nghe bạn bè, thầy cơ nói rằng “Đừng nên q tham vọng. Hãy sống thực tế”. Đa số những người nói câu này đều lo sợ thử thách to lớn vì họ sợ thất bại. Những người như vậy sống một cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt.
Những người vĩ đại đạt được những thành cơng vĩ đại ít khi “có óc thực tế” theo tiêu chuẩn của đa số mọi người. Họ thiên về những ước mơ mà người khác cho là ảo tưởng. Nhưng họ lại cảm thấy thật sự hạnh phúc khi nghĩ đến lúc ước mơ đó thành hiện thực. Điều này thúc đẩy họ bằng mọi giá phải đạt được những ước mơ ấy. Anh em nhà Wright bị người đời nhạo báng là điên rồ khi họ có ý tưởng chế tạo máy bay. Khi cựu tổng thống Mỹ John F Kennedy xác định mục tiêu đưa con người lên mặt trăng và trở về trái đất, mọi người cho là ông ta đang ảo tưởng. Nhưng hiện nay, chúng ta đã đạt được tất cả những điều đó và cịn nhiều hơn nữa. Tại sao? Chính là nhờ vào những ước mơ táo bạo và hầu như không tưởng của những con người dám nghĩ, dám làm này. SÁU BƯỚC XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HIỆU QUẢ
Bây giờ thì bạn đã hiểu sức mạnh và tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu. Bạn phải học cách tạo ra những mục tiêu thúc đẩy bạn đi đến cùng. Những quyết tâm đầu năm mới thường bị bỏ ngang chỉ vì khơng có khả năng thúc đẩy mạnh mẽ. Đó chỉ là những ước mơ nhỏ bé, yếu ớt. Để mục tiêu có thể làm động lực thúc đẩy chúng ta, bạn phải làm theo sáu bước sau đây: