Có thể nói, giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội loài người. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là chuẩn bị cho thế hệ trẻ những hành trang đi vào cuộc sống trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát triển những kinh nghiệm, tri thức mà nhân loại đã tích luỹ được. Nhiệm vụ đặc biệt đó, ngay từ thời kỳ cổ đại đã được xem như một chức năng chuyên biệt và được giao cho những người thầy giáo. Giảng dạy trong các trường cao đẳng, người thầy giáo cũng không thể đứng ngồi những nhiệm vụ chung đó. Lao động của người giáo viên cao đẳng cũng mang những đặc điểm lao động của người giáo viên nói chung, song cũng có nét đặc thù. Thể hiện ở những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, đối tượng giảng dạy trực tiếp là là thế hệ trẻ đã đến tuổi trưởng
giai đoạn mới của cuộc đời mỗi con người- giai đoạn tự khẳng định mình trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định và tự mình làm chủ cuộc sống của mình, khơng cịn phụ thuộc vào sự ni dưỡng của cha mẹ. Đối tượng đó tồn tại và phát triển như một thực thể xã hội khơng thụ động mà rất tích cực, chủ động để tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động sản xuất.
Tác động của người giáo viên cao đẳng chỉ có thể mang lại hiệu quả nếu sự tác động đó tạo ra được sự thống nhất biện chứng giữa quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục. Điều đó địi hỏi người giáo viên cao đẳng phải nắm chắc đối tượng giáo dục của mình.
Hai là, cơng cụ lao động đặc biệt của người giáo viên cao đẳng là nhân
cách của chính mình. Đó là phẩm chất chính trị, sự giác ngộ về lý tưởng nghề nghiệp, lòng yêu nghề, trình độ học vấn, sự thành thạo nghề nghiệp, là lối sống, cách ứng xử…của người giáo viên. Nhân cách của người giáo viên có ý nghĩa cực kỳ to lớn, thậm chí có ý nghĩa quyết định trong mối quan hệ với người học. Bởi lẽ, người giáo viên cao đẳng không chỉ truyền thụ những tri thức nghề nghiệp chuyên môn cần thiết cho người học mà còn phải giáo dục cho họ đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm với nghề mà mình lựa chọn, theo học.
Ba là, sản phẩm lao động của người giáo viên cao đẳng là nhân cách
của người học - những con người lao động chân chính của đất nước. Ở mỗi giai đoạn nhất định, xã hội đề ra cho GD - ĐT một mơ hình cấu trúc nhân cách xác định. Mơ hình này khơng chỉ nhằm đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại mà còn chuẩn bị đáp ứng những yêu cầu được dự báo trong tương lai. Sản phẩm lao động của người thầy giáo do đó khơng chỉ gắn với lợi ích trước mắt mà cịn gắn với lợi ích lâu dài của dân tộc. Sản phẩm này vừa là kết quả giảng dạy của thầy, vừa là kết quả học tập của bản thân người học nhằm biến những yếu tố văn minh nhân loại thành năng lực và phẩm chất riêng của mỗi người, đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Vì thế, lao động của người
giáo viên cao đẳng địi hỏi phải mang tính khoa học, tính nghệ thuật, tính sáng tạo và gắn liền với cuộc sống hiện thực để đáp ứng những yêu cầu luôn đổi mới của xã hội.
Những đặc điểm lao động trên của người giáo viên cao đẳng quy định một cách khách quan những phẩm chất và năng lực mà người giáo viên cao đẳng cần có. Sự phù hợp giữa những yêu cầu khách quan của nghề nghiệp với những phẩm chất và năng lực tương ứng của người giáo viên sẽ tạo nên chất lượng cao của sản phẩm GD - ĐT (lớp người lao động mới).