giai đoạn hiện nay
Điều 72, Luật giáo dục năm 2005 quy định nhà giáo có các nhiệm vụ: 1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục. thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;
1. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ của nhà trường;
2. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tơn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;
3. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;
4. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật [65, tr.110-111]. Xuất phát từ nhiệm vụ của nhà giáo theo Luật giáo dục và từ mục tiêu của GD - ĐT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức, đồng thời xuất phát từ đặc điểm lao động của người giáo viên cao đẳng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người giáo viên cao đẳng hiện nay đó là:
Một là, phải có thế giới quan khoa học đúng đắn. Thế giới quan khoa
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Người giáo viên cao đẳng phải nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta nói riêng, có những hiểu biết cần thiết về thực tiễn cách mạng và thực tiễn giáo dục, để có đủ khả năng làm tốt chức năng giáo dục thế giới quan, tư tưởng chính trị và đạo đức cho người học.
Có thể nói, hơn lúc nào hết, sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay đòi hỏi đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên trong nhà trường cao đẳng phải thật sự là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giáo dục, mặt trận văn hố, tư tưởng, có nhiệm vụ truyền bá cho thế hệ trẻ thế giới quan, lý tưởng và đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân. Đây thật sự là một nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo sự phát triển đúng hướng của toàn bộ nền kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa của GD - ĐT, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển nhân cách tồn diện, tích cực của thế hệ trẻ - những chủ thể lao động tương lai đủ phẩm chất và năng lực thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Muốn làm được như vậy, trước hết bản thân người giáo viên cao đẳng phải là người có thế giới quan khoa học đúng đắn.
Hai là, phải được đào tạo một cách có hệ thống, có trình độ cao về học
vấn, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chun mơn mà mình giảng dạy. Người giáo viên cao đẳng ngày nay khơng chỉ cần có trình độ cao về các mơn khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ… mà phải được chú ý đào tạo cả về khoa học xã hội và nhân văn. Người thầy giáo phải lĩnh hội được tinh hoa văn hoá của nhân loại, của dân tộc để giáo dục, thầy giáo không chỉ làm chức năng truyền đạt văn hoá cho thế hệ trẻ mà cịn là một nhân tố tích cực trực tiếp góp phần làm biến đổi, phát triển nền văn hoá.
Ba là, phải có nhu cầu và năng lực khơng ngừng tự hồn thiện bản
thân, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, khơng ngừng cập nhật các tri
thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và phương pháp giáo dục hiện đại, theo kịp những bước tiến mới của khoa học, đáp ứng kịp thời các yêu cầu mà thực tiễn đặt ra cho GD - ĐT. Điều này là do những đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và nền kinh tế tri thức quy định. Nếu người giáo viên khơng tự hồn thiện bản thân, khơng nâng cao trình độ chun mơn, khơng cập nhật những tri thức mới sẽ trở nên lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giảng dạy trong giai đoạn mới.
Bốn là, phải nắm vững và áp dụng hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật
dạy học và giáo dục hiện đại trong thực tiễn giáo dục. Phải có khả năng giảng dạy, khả năng nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn. Theo GS. Phạm Minh Hạc:
Phương pháp giáo dục cao đẳng và đại học là khuyến khích sự chủ động học tập, nghiên cứu, thực nghiệm của người học, kết hợp với việc giảng dạy, hướng dẫn của người dạy. Phương pháp giáo dục phải thể hiện được nguyên lý giáo dục: lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất. Chấm dứt tình trạng dạy chay, khơng có thực hành, thực tập; đặc biệt cần sớm chấm dứt tình trạng xa rời cuộc sống, đề phịng khuynh hướng “phi chính trị” trong các trường [29, tr.196]. Để làm được như vậy, người thầy giáo không thể không nắm vững và áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại - đó là các phương pháp dạy học tích cực theo hướng “lấy người học làm trung tâm”. Đồng thời phải có khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng hoạt động thực tiễn để tổ chức, hướng dẫn sinh viên cách tự nghiên cứu, tự tranh luận bài học, tự thực hành trong thực tiễn, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu mới của xã hội.
Năm là, giáo viên cao đẳng phải là con người khoẻ mạnh cả về thể chất
và tinh thần. Một con người khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần sẽ thể hiện ra
bát, vui vẻ, cởi mở, tế nhị, hăng say lao động…Đối với người giáo viên, điều này rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động lao động- hoạt động dạy học của họ. Một người giáo viên cho dù có tâm huyết với nghề, với trò bao nhiêu đi nữa nhưng nếu họ khơng có sức khoẻ thì sẽ khơng thể giảng dạy hết mình vì người học. Hoặc có sức khoẻ nhưng đời sống tinh thần thiếu lành mạnh, phong phú thì cũng làm giảm hứng thú, giảm sự say mê khi giảng dạy.
Có thể nói, người thầy giáo phải có sức khoẻ tốt, có cuộc sống lành mạnh, phong phú, có văn hố, có đạo đức, biết tơn trọng pháp luật, tơn trọng dư luận và có lịng tự trọng cao. Lối sống lành mạnh, hiện đại phù hợp với cuộc sống của một xã hội đang phát triển được hình thành trên cơ sở một hệ thống chuẩn mực hành vi thế giới quan đúng đắn. Trên cơ sở đó, người giáo viên mới có đủ sức mạnh, bản lĩnh để đứng vững trước những biến đổi của cuộc sống, không bị những ảnh hưởng tiêu cực làm cho mất phương hương hướng, làm giảm sút lịng tin, làm tha hố, suy thối về đạo đức, thờ ơ về chính trị.
Sáu là, phải có ý thức trách nhiệm cao đối với xã hội, nghề nghiệp,
hăng hái tham gia phát triển cộng đồng. Trong xã hội hiện nay, người giáo
viên có chức năng xã hội rộng hơn nhiều so với chức năng truyền đạt tri thức. Lao động sư phạm cũng mang tính phức tạp hơn trước nhiều. Người giáo viên không chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy trong nhà trường mà còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động vì sự tiến bộ và cơng bằng xã hội. Đội ngũ giáo viên phải là lực lượng nòng cốt đấu tranh ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của bệnh thành tích tới sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ; đấu tranh chống bất cơng xã hội nói chung và bất cơng trong lĩnh vực giáo dục nói riêng – khơng chỉ bất cơng do các hành động tiêu cực sinh ra mà cả những bất cơng vì giàu hay nghèo, vì ở nơng thơn hay thành thị, vì dân tộc đa số hay thiểu số…, phấn đấu thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Người giáo viên phải đi đầu trong việc thực hiện xã hội hoá giáo dục, làm cho việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành nhiệm vụ không chỉ của các thầy giáo, của nhà trường, của ngành giáo dục mà là của tồn xã hội. Ngược lại, những cơng
việc xã hội nhằm phát triển cộng đồng cũng không phải chỉ là của các lực lượng xã hội khác, không liên quan đến người giáo viên, mà đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ người giáo viên có trách nhiệm phải tham gia.
Tóm lại, những biến đổi của xã hội Việt Nam hiện nay và của thời đại
đang đặt ra cho nền giáo dục nước ta những yêu cầu đổi mới, địi hỏi một trình độ phát triển tương ứng về phẩm chất và năng lực của người giáo viên, trong đó có đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng. Để những phẩm chất và năng lực của người giáo viên phát triển phù hợp với những yêu cầu mới của xã hội, khơng những địi hỏi sự tu dưỡng tích cực, bền bỉ của mỗi giáo viên mà còn đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong việc tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi nhất cho sự phát triển những phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên, lực lượng quan trọng trực tiếp quyết định sự nghiệp xây dựng con người, đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.