Hoạt động chuyên môn

Một phần của tài liệu Ths. CTH_Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 87 - 93)

2 Thiếu sự quan tâm, trách nhiệm với học sinh, sinh viên 301/568 5,9%

2.2.2.3. Hoạt động chuyên môn

Về ưu điểm

Hoạt động chuyên môn của các nhà trường chủ yếu là hoạt động dạy và học. Trong đó, hoạt động chun mơn của người giáo viên là hoạt động dạy. Cùng với hoạt động dạy, để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới cũng như để phục vụ hoạt dạy của người giáo viên, các nhà trường cao đẳng

còn phải thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học. Đây là hai hoạt động chuyên môn cơ bản của người giáo viên cao đẳng.

Qua tìm hiểu chúng tơi thấy, hầu hết đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay đều ý thức được vai trị quan trọng của hoạt động chun mơn mà mình phải đảm nhiệm, đại đa số các giáo viên đều hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Việc tuân thủ nghiêm túc nội dung chương trình đào tạo, biên chế năm học, giờ giấc ra vào lớp, hình thức kiểm tra, đánh giá đối với học sinh, sinh viên luôn được các giáo viên chú ý. Ở đa số các trường, hầu như khơng có giáo viên để trống giờ dạy mà khơng có lý do, hoặc đi dạy khơng đúng giờ để học sinh, sinh viên phải đợi. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm được các giáo viên hưởng ứng tích cực. Trong các giờ học, việc tăng cường trao đổi, thảo luận, phát vấn giữa giáo viên và học sinh được giáo viên chú ý, việc ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin hiện đại để phục vụ bài giảng thường xuyên diễn ra. Vấn đề thao, thi giảng, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn, hội thảo chuyên đề, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cũng được các nhà trường quan tâm. Bên cạnh đó, các nhà trường cịn chú ý đầu tư các trang thiết bị, phương tiện hiện đại như máy chiếu, máy vi tính, máy catsettle, video…để phục vụ hoạt động chun mơn cho các giáo viên được hiệu quả hơn. Nhà trường còn thường xuyên tạo điều kiện và cử các giáo viên tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng chuyên môn do ngành giáo dục, các dự án tổ chức. Bản thân các giáo viên cũng ln có ý thức tự giác trong việc học tập kinh nghiệm, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, kiến thức chuyên ngành của mình.

Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên, hàng năm Sở GD - ĐT Thái Nguyên đều cộng tác với Khối các trường cao đẳng Thái Nguyên tổ chức hoạt động của Khối, trong đó có những hoạt động liên quan

trực tiếp đến hoạt động chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Cụ thể là, mỗi năm đều tổ chức “Cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh” cho học sinh, sinh viên các trường cao đẳng Thái Nguyên và “Hội thi Giáo viên giỏi cấp tỉnh Khối các trường cao đẳng Thái Nguyên”. Để tham gia các cuộc thi này, giáo viên các trường phải tích cực bồi dưỡng, ôn luyện cho đội tuyển học sinh, sinh viên đi thi, đồng thời chuẩn bị hồ sơ bài giảng để tham gia vòng sơ tuyển Hội thi Giáo viên giỏi tại trường, qua đó lựa chọn những giáo viên xuất sắc nhất để dự thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tỉnh. Những hoạt động này đã có tác động mạnh mẽ và hiệu quả đến hoạt động chuyên môn của người giáo viên, giúp họ trau dồi được kiến thức chuyên môn vững vàng hơn, đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy hơn, vì có dịp trao đổi, giao lưu học hỏi với đồng nghiệp cả trong trường và các trường bạn. Lãnh đạo các trường cũng có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm chun mơn, tăng cường tình đồn kết, thân thiện, hợp tác giữa các nhà trường. Giữa tháng 5 năm 2010, gần 50 giáo viên đang giảng dạy tại các trường cao đẳng ở Thái Nguyên đã tham gia “Hội thi Giáo viên giỏi cấp tỉnh - Khối các trường cao đẳng Thái Nguyên năm 2010” với 2 vòng thi là Trắc nghiệm hiểu biết về quy chế ngành, quy chế trường cao đẳng và Giảng một tiết học. Kết quả khá khả quan: chỉ có 2 giáo viên khơng đạt Giáo viên giỏi cấp tỉnh, số còn lại đều đạt và được cấp Giấy chứng nhận Giáo viên giỏi cấp tỉnh cùng với phần thưởng là tiền mặt. Kết quả này đã cổ vũ, động viên đội ngũ giáo viên cố gắng hơn nữa trong hoạt động chun mơn.

Để tìm hiểu về những ưu điểm trong hoạt động chuyên môn của đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế. Với câu hỏi “Theo thầy cơ, năng lực, trình độ chun mơn của người giáo viên có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sinh viên khơng?”, có 95,5% (543/568) giáo viên được hỏi trả lời “Có”. Điều này

chứng tỏ các thầy, cô đều ý thức được mức độ ảnh hưởng của trình độ chun mơn của người giáo viên đối với người học và chất lượng giảng dạy. Từ đó để họ có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn. Khi đặt câu hỏi “Ở bộ môn thầy, cô đang giảng dạy, công tác, vấn đề thao, thi giảng, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn, hội thảo khoa học diễn ra như thế nào?”, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Đánh giá của GV về một số hoạt động chuyên môn STT Nội dung Thường xuyên (người) Không thường xuyên (người) Không bao giờ (người) Tổng (người)

1 Thao, thi giảng, dự giờ 413(72,7%) 155(27,3%) 0(0,0%) 568(100%)2 Sinh hoạt tổ chuyên môn 398(70,1%) 170(29,9%) 0(0,0%) 568(100%) 2 Sinh hoạt tổ chuyên môn 398(70,1%) 170(29,9%) 0(0,0%) 568(100%) 3 Hội thảo chuyên đề 229(40,3%) 310(54,6%) 29(5,1%) 568(100%)

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 6/2010.

Như vậy, các hoạt động chuyên môn như: thao, thi giảng, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn đều được trên 70% số giáo viên được hỏi đánh giá là “thường xuyên”; vấn đề Hội thảo chuyên đề chỉ có 40,3% giáo viên đánh giá là “thường xuyên”. Điều này có lẽ do việc tổ chức một buổi Hội thảo khá phức tạp, từ khâu mời người viết bài tham luận, tuyển chọn bài viết …đến in kỷ yếu và dự định bố trí thời gian diễn ra hội thảo, mời đại biểu …, đồng thời cũng tốn kém về mặt kinh phí nên các trường ít triển khai hơn. Tuy nhiên, kết quả trên cũng đã chứng tỏ sự quan tâm của các nhà trường đến việc thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của đội ngũ giáo viên.

Đáng mừng là ngày 12/6/2010 vừa qua, trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên đã vừa tổ chức một buổi Hội thảo khoa học với chủ đề: “Dạy học

tích cực và ứng dụng cơng nghệ thông tin trong giáo dục”, với 41 bài tham

luận của các giáo viên trong nhà trường. Hội thảo có ý nghĩa rất lớn, đã động viên, lôi cuốn giáo viên làm quen, nâng cao khẳ năng nghiên cứu khoa học, viết bài, đồng thời chia xẻ kinh nghiệm trong dạy học tích cực và ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giáo dục. Đây là địi hỏi khơng thể thiếu của giáo dục – đào tạo thế kỷ XXI.

Cùng với các hoạt động nêu ở bảng 2.9, đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng Thái Nguyên hiện nay còn được đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy ở từng bộ môn. Theo số liệu khảo sát chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.10: Việc đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, áp dụng sáng kiến

kinh nghiệm bộ môn được tiến hành ở các trường

STT Mức độ Số lượng (người) Tỷ lệ(%)

1 Một lần/ một học kỳ 328 57,7

2 Một lần/ một năm học 206 36,7

3 Khơng có tổng kết kinh nghiệm 34 5,6

Tổng 568 100%

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 6/2010.

Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy, ở hầu hết các bộ mơn (94,4% giáo viên được hỏi trả lời “có”) đều diễn ra hoạt động tổng kết kinh nghiệm giảng dạy, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên cũng như chất lượng đào tạo. Đây là việc làm cần thiết trong các nhà trường, nhất là nhà trường cao đẳng.

Về nhược điểm

Bên cạnh những thành tích đáng chú ý, trong hoạt động chun mơn của đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay vẫn bộc lộ những nhược điểm, hạn chế. Một bộ phận nhỏ giáo viên ở một số trường chưa thực hiện một cách triệt để quy chế chuyên mơn, vẫn cịn có hiện tượng giáo viên lên lớp muộn, thậm chí quên giờ, đến khi học sinh gọi điện thì thầy mới sực nhớ ra và đến giảng, học sinh phải đợi thầy mất ổn định trật tự, gây ảnh hưởng đến lớp bên cạnh và có tâm lý chán nản. Tiêu biểu là một số giáo viên ở các bộ mơn mang tính nghệ thuật, thiên về năng khiếu bẩm sinh của con người như âm nhạc, hội hoạ…Bạn Nguyễn Văn Tâm- sinh viên lớp Cao đẳng Thanh nhạc trường Văn hoá Nghệ thuật Việt Bắc cho biết: Bọn cháu phải thường xuyên đợi thầy, thầy hẹn 7h thì phải hơn 9h thầy mới tới, thậm chí nhiều hơm thầy khơng tới thế là lại nghỉ học”, bạn cịn tỏ thái độ chán nản vì việc thường xuyên phải đợi thầy này. Một số giáo viên còn chậm đổi mới, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, ngại áp dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học, nhất là những giáo viên đã lớn tuổi. Một số giáo viên chưa thật

nghiêm túc trong coi thi như nói chuyện điện thoại, nhắn tin, bỏ vị trí trong giờ coi thi…Một số giáo viên trẻ còn chưa chú ý đến việc dự giờ, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, đẫn đến, có giao viên trẻ dạy sai kiến thức cơ bản của bài học do không hiểu đúng bản chất vấn đề. Một số giáo viên chậm chễ trong việc đánh giá, chấm điểm kiểm tra, trả bài kiểm tra cho sinh viên, nộp điểm cho phòng đào tạo- nghiên cứu khoa học để kịp thời xử lý điểm…Một số giáo viên cịn chưa nhiệt tình trong tham gia Hội thi Giáo viên giỏi, trong bồi dưỡng, huấn luyện đội tuyển học sinh, sinh viên tham gia cuộc thi Olympic…

Nhìn vào số liệu ở bảng 2.9 và bảng 2.10 cho thấy, vẫn cịn có những trường “khơng bao giờ” tổ chức “hội thảo chuyên đề” (5,1% số giáo viên được hỏi trả lời) và vẫn cịn có những tổ bộ mơn “khơng có tổng kết kinh nghiệm” hàng năm (5,9% số giáo viên được hỏi trả lời). Điều này chứng tỏ vẫn cịn có những trường, những bộ môn chưa thật sự coi trọng việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Mặt khác, những buổi thao, thi giảng, dự giờ, sinh hoạt chuyên mơn, hội thảo chun đề nhiều khi mang tính hình thức, thiếu chất lượng, hiệu quả.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên cũng cịn có những hạn chế. Hàng năm, giáo viên các trường cao đẳng đều được tính thời gian bằng 80 tiết dạy/ 1 năm để làm đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, song, đa số mới chỉ có các đề tài cấp trường, khoa, tổ bộ mơn, rất ít có các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, tỉnh. Hơn nữa, chất lượng của các đề tài chưa cao, nhiều đề tài thiếu tính thiết thực với hoạt động giảng dạy. Điều này cho thấy, khả năng, lòng say mê nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên chưa cao, họ chưa thật sự coi vấn đề nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên, đặc biệt là giáo viên cao đẳng. Chủ yếu giáo viên vẫn còn tâm thế làm đề tài lấy lệ để không bị trừ vào giờ tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Ths. CTH_Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w