10 CĐ Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc 53 33(62,3%) 20(37,7%) 0(0,0%)
2.2.2.1. Lập trường, tư tưởng chính trị
Về ưu điểm, nói chung đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái
Ngun hiện nay có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, thể hiện ý thức giác ngộ XHCN cao, tin tưởng vào đường lối, chính sách, của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trung thành với lý tưởng XHCN mà lãnh tụ Hồ
Chí Minh, Đảng và nhân ta đã lựa chọn. Trong 10 trường cao đẳng ở Thái Nguyên, tỷ lệ giáo viên là Đảng viên chiếm từ 60% trở lên. Số giáo viên trẻ chưa là Đảng viên đều là Đồn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đều tham gia tích cực vào hoạt động Đồn Thanh niên của các nhà trường nơi công tác. 100% giáo viên đang giảng dạy ở các trường đều tham gia tổ chức Cơng đồn của trường. Số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý và dự nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý được học Cao cấp lý luận chính trị và Trung cấp lý luận chính trị tăng nhanh. Đa số cán bộ giáo viên đều nhận thức được rằng chính trị khơng nằm ngồi giáo dục mà chính trị trong giáo dục, giáo dục thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, như Văn kiện Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Văn hoá, xã hội thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa” [19, tr.3-4] mà giáo dục là một lĩnh vực quan trọng của văn hoá, xã hội. Từ ý thức giác ngộ lý tưởng XHCN, đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay đã xác định được ý thức trách nhiệm nghề nghiệp đúng đắn.
Tình hình trên đã tạo thuận lợi cho việc triển khai phổ biến cũng như nắm bắt kịp thời mọi chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, của ngành và của nhà trường. Vì thế, các thơng tin thời sự, thơng tin nội bộ của Đảng, Đồn, ngành, nhà trường đều được các giáo viên cập nhật kịp thời.
Để tìm hiểu về mức độ được nắm bắt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng của đội ngũ giáo viên đang công tác ở các trường cao đẳng Thái Nguyên, chúng tơi đặt câu hỏi “Các thầy, cơ có được tham gia các buổi học chính trị, Nghị quyết của Đảng hàng năm khơng?” Kết quả, tất cả các giáo viên được hỏi (100% - 568/568 người) đều trả lời “Thường xuyên” được tham gia các buổi học chính trị, Nghị quyết do nhà trường tổ chức. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục chính trị, tư tưởng và nâng cao lập trường, tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên,
nhất là trong bối cảnh điều kiện xã hội có nhiều biến động như ngày nay. Không chỉ tham gia đầy đủ các buổi học chính trị, Nghị quyết của Đảng do nhà trường tổ chức, đội ngũ giáo viên cịn có những nhận xét, đánh giá quan trọng về hiệu quả cũng như về giảng viên chịu trách nhiệm giảng dạy các buổi học này. Khi trả lời câu hỏi “Theo thầy, cơ, các buổi học chính trị, Nghị quyết của Đảng được tổ chức có hiệu quả không?”, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5: Ý kiến về hiệu quả các buổi học Nghị quyết
Tổng số giáo viên được hỏi: 568 người 100% Số giáo viên trả lời “Có” : 361 người 63,5% Số giáo viên trả lời “Không”: 175 người 30,8% Khơng có ý kiến: 32 người 5,6%
Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 6/2010.
Như vậy, chỉ có 63,5% giáo viên được hỏi cho là các buổi học Nghị quyết của Đảng do nhà trường tổ chức có hiệu quả; cịn 30,8% giáo viên cho rằng khơng hiệu quả. Để tìm hiểu lý do các buổi học Nghị quyết này không hiệu quả, chúng tôi đã trao đổi với một số giáo viên và được biết, các buổi học Nghị quyết của các nhà trường thường được tổ chức ở hội trường lớn, với số lượng học viên đơng, những người làm nhiệm vụ tổ chức rất khó quản lý lớp học. Mặc dù học viên là các giáo viên nhưng nhiều giáo viên chưa có ý thức tự giác cao nên trong lớp vẫn có những giáo viên tranh thủ tâm sự, hỏi chuyện nhau gây ồn ào; có giáo viên tranh thủ chấm bài kiểm tra, cộng điểm cho sinh viên. Thậm chí, một số giáo viên làm cơng tác Cơng đồn, Đồn Thanh niên cịn tranh thủ khi có đơng đủ các đồn viên để thu các khoản như đồn phí, cơng đồn phí, các loại quỹ ủng hộ…thiếu sự tập trung vào bài giảng. Mặt khác, giảng viên được phân công giảng bài thường có quan điểm cho rằng đối tượng nghe là các giáo viên cao đẳng, có trình độ nhận thức cao “nói ít hiểu nhiều” nên khơng cần phải giảng cụ thể, chi tiết, đầy đủ mà chỉ
khái quát những nội dung chính, để học viên về tự nghiên cứu. Điều này cũng làm cho các học viên là giáo viên khó tập trung để nghe giảng hơn, vì thế hiệu quả không cao.
Khi đưa ra câu hỏi “Xin thầy, cô cho biết ý kiến của mình về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đề ra đối với thực tiễn đất nước hiện nay?”, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6: Ý kiến của giáo viên về các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
STT Mức độ đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ(%)
1. Tông số GV được hỏi 568 100
2. Số GV trả lời “Hoàn toàn phù hợp” 309 54,4
3. Số GV trả lời “Phù hợp” 204 35,9
4. Số GV trả lời “Không phù hợp” 30 5,2
5. Khơng có ý kiến 25 4,4
Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 6/2010.
Từ bảng 2.6 cho thấy, phần đông giáo viên nhận thức đúng đắn về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với số giáo viên trả lời “hoàn toàn phù hợp” chiếm 54,4% (309/568 người) và “phù hợp” chiếm 35,9% (204/568 người). Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi từ nhận thức chính trị đúng đắn, con người mới hình thành được lập trường, tư tưởng chính trị đúng đắn, vững vàng trước mọi thay đổi bất thường diễn ra trong thực tiễn cuộc sống. Điều này càng quan trọng hơn đối với đội ngũ giáo viên, vì từ nhận thức chính trị đúng đắn, lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng họ mới n tâm cơng tác, u nghề, thực hiện giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ.
Về nhược điểm, bên cạnh những biểu hiện tích cực về lập trường, tư
tưởng chính trị, đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên vẫn có những nhược điểm, hạn chế về lập trường, tư tưởng chính trị. Những nhược điểm này biểu hiện ở chỗ, bên cạnh phần đơng những giáo viên có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với với lý tưởng XHCN
mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, vẫn cịn một số ít giáo viên lập trường tư tưởng chính trị chưa thật sự vững vàng, còn hoang mang, dao động, mơ hồ về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước, hoặc cịn thờ ơ về chính trị, thiếu sự quan tâm đến việc rèn luyện để có một lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng.
Nhìn vào bảng 2.5 và bảng 2.6, chúng ta thấy có 5,6% số giáo viên được hỏi khơng có ý kiến đánh giá về hiệu quả của các buổi học chính trị; 4,4% số giáo viên được hỏi khơng có ý kiến về các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra đối với thực tiễn đất nước hiện nay. Điều này chứng tỏ họ chưa thật sự quan tâm đến các vấn đề chính trị quan trọng của đất nước, nếu khơng muốn nói là họ thờ ơ về chính trị. Bên cạnh đó, có 5,2% số giáo viên được hỏi cho rằng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là không phù hợp với thực tiễn đất nước. Điều này cho thấy, trong đội ngũ giáo viên vẫn cịn có những giáo viên chưa thực sự nắm vững các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH, về thời kỳ quá độ lên CNXH, chưa thấy được sự vận dụng đúng đắn những nguyên lý này của Đảng và Nhà nước ta vào thực tiễn đất nước trong việc đề ra những chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đất nước. Hoặc họ có hiểu, có nắm được nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng cịn chưa thực sự tin tưởng vào sự đúng đắn của các nguyên lý này, do đó chưa thực sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH của đất nước.