Nâng cao ý thức tự hoàn thiện mình của mỗi giáo viên để đáp ứng "sự nghiệp trồng người" trong giai đoạn mớ

Một phần của tài liệu Ths. CTH_Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 107 - 108)

1 Hiến máu nhân đạo 237 (4,7%) 33 (58,2%) 568(00%)

2.3.2.4. Nâng cao ý thức tự hoàn thiện mình của mỗi giáo viên để đáp ứng "sự nghiệp trồng người" trong giai đoạn mớ

đáp ứng "sự nghiệp trồng người" trong giai đoạn mới

Bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của hội nhập và phát triển, việc xây dựng một xã hội học tập, học tập suốt đời đã trở thành triết lý của thời đại. UNESCO đã đưa ra bốn trụ cột của thế kỷ XXI, đó là: Học để biết; Học để làm; Học để biết cùng chung sống với người khác; Học để tự khẳng định mình. Câu nói nổi tiếng của lãnh tụ V.I. Lênin : “Học, học nữa, học mãi” đến giờ vẫn còn nguyên giá trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhắc nhở thế hệ trẻ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời…”. Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo là hai giai đoạn kế tiếp nhau nhằm xây dựng và phát triển một đội ngũ nhà giáo vũng mạnh cả về số lượng và trình độ. Chính vì thế, các nhà trường cần phải quan tâm đến việc nâng cao ý thức tự hồn thiện mình của mỗi giáo viên nhằm đáp ứng “sự nghiệp trồng người” trong giai đoạn mới. Cụ thể là:

Thứ nhất: Các nhà trường cần làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận

thức cho đội ngũ giáo viên về yêu cầu mới của xã hội đối với GD - ĐT hiện nay nói chung và đối với đội ngũ nhà giáo hiện nay nói riêng. Đặc biệt, phải tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong tổ chức Đảng, Chính quyền, Đồn thể ở các nhà trường, tạo ra sự thống nhất trong nhận thức về vấn đề chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng GD - ĐT, quyết định sự tồn tại, sống còn của các nhà trường cao đẳng.

Thứ hai: Từ nhận thức được những yêu cầu mới và vai trò quyết định

và tầm quan trọng của việc tự hồn thiện mình để đáp ứng được những yêu cầu mới và vai trị đó, nếu khơng họ sẽ tự đào thải chính mình.

Thứ ba: Phải giáo dục, nâng cao tính tự chủ, tự kiềm chế, tự kiểm tra,

tự điều chỉnh và tự phê bình cho đội ngũ giáo viên, vì đó là những việc làm cần thiết để tự hồn thiện mình của mỗi giáo viên.

Có thể nói, tự hồn thiện mình là con đường gian nan, đầy khó khăn và thử thách. Bởi, đó là con đường tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự tích luỹ những phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm cần thiết để được thừa nhận là một người giáo viên cao đẳng có đủ tài, đức. Đó phải là sự nghiêm khắc với bản thân, độ lượng với người khác, phấn đấu tự rèn luyện suốt đời về mọi mặt. Đặc biệt, hiện nay khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, hàng ngày, hàng giờ tác động vào hoạt động giảng dạy của người giáo viên. Những phương pháp dạy học cũ của nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu được thay thế bởi các phương pháp dạy học mới, mang tính cơng nghiệp và được hỗ trợ bằng những phương tiện hiện đại. Những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế theo cơ chế thị trường cũng đang đe doạ đạo đức, lối sống, nhân cách của người giáo viên. Do đó, tự hồn thiện mình, tự học tập nâng cao trình độ chun mơn, các phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức lại càng địi hỏi người giáo viên phải nỗ lực cao hơn bao giờ hết thì mới có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Ths. CTH_Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 107 - 108)