Giải thích kết quả mơ hình hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình thành thị nông thôn việt nam (Trang 64 - 74)

CHƢƠNG 4 : MƠ HÌNH THỰC NGHIỆM

4.3 Giải thích kết quả mơ hình hồi quy

4.3.1 Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình

Tổng chi tiêu bình quân của tất cả mơ hình hồi quy năm 2010 và 2012 đều có quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục bình quân với mức ý nghĩa thống kê 5%. Nhìn chung thơng qua hệ số ước lượng của tổng chi tiêu bình quân trong bảng 4.1, ta thấy mức độ ảnh hưởng của tổng chi tiêu bình quân đến chi tiêu giáo dục bình quân ở hộ gia đình thành thị cao hơn nơng thơn trong cả hai năm cũng như mức độ ảnh hưởng này trong mỗi khu vực đã tăng từ năm 2010 đến 2012. Hơn nữa, hệ số ước lượng này cũng được xem là hệ số co giãn của chi tiêu giáo dục bình quân theo tổng chi tiêu bình qn, theo đó sự chi tiêu giáo dục cho mỗi thành viên đi học của hộ trong khu vực thành thị và nông thôn đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ giáo dục được xem là hàng hóa khơng có co giãn theo mức độ tổng chi tiêu của hộ gia đình.

Kết quả cho thấy, nếu các yếu tố khác khơng đổi thì khi tổng chi tiêu bình quân tăng của hộ gia đình trong 3 khu vực năm 2010 tăng lên 1% thì trung bình chi tiêu giáo dục bình qn của hộ ở nơng thơn, thành thị, cả nước 2010 tăng lên tương ứng là 0,85%, 0,83% và 0,84%, và năm 2012 có mức tăng lần lượt là 0,94%, 0,89% và 0,92%, đồng thời kết quả cũng đúng như nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) và Đào Thị Yến Nhi (2013).

4.3.2 Đặc điểm của chủ hộ gia đình

- Giới tính chủ hộ

Kết quả cho thấy biến giới tính chủ hộ có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục bình qn và chỉ có ý nghĩa thống kê cho hộ gia đình ở khu vực thành thị năm 2010. Khi đó, với hệ số -0,0929 nếu hộ gia đình có chủ hộ là nam ở khu vực thành thị sẽ có mức chi tiêu trung bình giáo dục bình quân thấp hơn 8,87% khi chủ hộ gia đình là nữ và kết quả này cũng đúng như nghiên cứu của Aslam and Kingdon (2005) và Donkoh and Amikuzuno (2011). Như vậy sự khác biệt về chi tiêu giáo dục bình qn theo giới tính chủ hộ ở thành thị năm 2010 được làm rõ hơn so với các mơ hình khác, theo đó chủ hộ gia đình là nữ thường quan tâm đến trẻ từ cấp học thấp nhất bởi đa phần phụ nữ Việt Nam có cơng việc nội trợ, chăm sóc trẻ chiếm phần lớn thời gian trong cuộc sống hơn so với nam, hơn nữa kết quả cho thấy sự quan tâm đầu tư giáo dục của nữ chủ hộ ở thành thị có sự khác biệt rõ so với nữ chủ hộ ở nơng thơn điều này có thể được giải thích bởi sự chêch lệch về trình độ học vấn hoặc cách tiếp cận giáo dục và lợi nhuận từ đầu tư giáo dục của nữ chủ hộ khi sống ở thành thị hơn là nông thôn.

- Tuổi chủ hộ

Tuổi của chủ hộ có mối quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục bình quân của hộ gia đình nếu chủ hộ có độ tuổi trong giới hạn 54 tuổi, nghĩa lã khi tuổi của chủ hộ chưa vượt qua độ tuổi giới hạn thì tuổi chủ hộ có tác động tích cực đến chi tiêu giáo dục bình qn với mức ý nghĩa thống kê 5%, với những yếu tố khác khơng đổi, khi tuổi chủ hộ tăng 1 thì trung bình chi tiêu giáo dục bình qn của hộ gia đình ở nơng thơn, thành thị và cả nước trong năm 2010 và 2012 sẽ tăng lần lượt là 3,47%, 2,63%, 3,25% và 3,45%, 3,01%, 3,33%. Nhìn chung, năm 2010 và năm 2012 tuổi của chủ hộ ở nơng thơn có mức ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục bình quân cao hơn ở thành thị, và qua hai năm mức ảnh hưởng này trong khu vực nông thôn đã giảm, trong khi ở thành thị lại tăng, từ đó chứng tỏ xu hướng đầu tư giáo dục của chủ hộ trẻ tuổi ở thành thị đã được quan tâm hơn.

Tuổi của chủ hộ cho thấy khi trong độ tuổi 54 thì có thể trung bình thu nhập cao hơn qua từng năm làm cho tổng chi tiêu của hộ cũng như chi tiêu cho giáo dục cũng gia tăng hay có thể khi tuổi chủ hộ gia tăng trong độ tuổi này thì tuổi của trẻ trong hộ gia đình cũng tăng theo tương ứng với cấp học cao hơn và chi phí chi cho giáo dục cũng lớn hơn.

- Tuổi của chủ hộ bình phương cho thấy nếu tuổi chủ hộ vượt qua giới hạn độ tuổi 54 thì tuổi có ảnh hưởng ngược chiều đến chi tiêu giáo dục bình quân của hộ hay khi tuổi chủ hộ từ 55 tuổi trở lên và với các yếu tố khác không đổi nếu tuổi chủ hộ trong hộ gia đình năm 2010 tăng lên 1 năm sẽ làm giảm trung bình chi tiêu giáo dục bình quân là 0,1% và với ý nghĩa đó cho khu vực nơng thôn, thành thị và cả nước năm 2012 khi tuổi chủ hộ tăng 1 năm sẽ làm giảm mức trung bình chi tiêu giáo dục bình quân lần lượt là 0,09%, 0,11%, 0,1%.

Khi chủ hộ có độ tuổi trên 54 thì mức thu nhập và tổng chi tiêu của hộ giảm xuống do chủ hộ có thể khơng cịn lao động làm việc để tạo thu nhập cũng như khi tuổi chủ hộ càng lớn thì tuổi của trẻ gia tăng theo cấp học cao hơn và có khả năng chi tiêu phần nào cho chi phí giáo dục từ đó chi tiêu giáo dục bình quân của hộ cũng giảm xuống. Sự ảnh hưởng của tuổi và tuổi chủ hộ bình phương đến chi tiêu giáo dục bình qn trong nghiên cứu có kết quả giống như nghiên cứu của Đào Thị Yến Nhi (2013) khi nghiên cứu chi tiêu bình quân giáo dục trung học của trẻ cho hộ gia đình cả nước.

- Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ học vấn của chủ hộ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục, kết quả hồi quy cho thấy trong tất cả trường hợp thì trình độ học vấn có ảnh hưởng cùng chiều đến chi tiêu giáo dục bình quân. Cụ thể khi các yếu tố khác không đổi, nếu số năm đi học của chủ hộ ở nông thôn, thành thị và cả nước tăng lên 1 thì trung bình chi tiêu giáo dục bình quân của các hộ tương tứng năm 2010 và 2012 tăng lần lượt là 4,03%, 1,44%, 3,06% và 3,93%, 1,42%, 2,84%.

Qua đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của học vấn chủ hộ đến chi tiêu giáo dục bình qn ở nơng thơn cao hơn thành thị đáng kể nên học vấn ở nông thôn là nhân tố quan trọng để gia tăng chi tiêu giáo dục. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục bình quân bởi học vấn chủ hộ đã giảm trong từng khu vực qua hai năm nghiên cứu nên đây là tín hiệu tốt khi đầu tư giáo dục của hộ gia đình đã có bước thay đổi tích cực trong tư duy của chủ hộ. Như thế kết quả về sự ảnh hưởng tích cực của trình độ học vấn đến chi tiêu giáo dục bình quân phù hợp với nhiều nghiên cứu thực nghiệm có liên quan như Qian, X. and Smyth, R. (2008), Rojas Villamil (2012), Andreou (2012), Huy Vu Quang (2012).

- Tình trạng hơn nhân của chủ hộ

Tình trạng hơn nhân của chủ hộ gia đình có vai trị quan trọng trong chi tiêu giáo dục cho trẻ, kết quả hồi quy cho thấy biến tình trạng hơn nhân có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục bình qn và chỉ có ý nghĩa thống kê ở khu vực nông thôn và cả nước năm 2010 và 2012.

Khi các yếu tố khác không đổi, ý nghĩa của hệ số ước lượng cho thấy tương ứng với khu vực nông thôn và cả nước nếu chủ hộ cịn trong mối quan hệ vợ chồng sẽ có mức trung bình chi tiêu giáo dục bình quân cao hơn chủ hộ độc thân lần lượt là 16,16% và 9,71% trong năm 2010, trong khi năm 2012 là 14,82% và 12,03%. Như vậy, mối quan hệ vợ chồng của chủ hộ trong hộ gia đình ở nơng thơn và cả nước có ý nghĩa quan trọng và tác động tích cực đến chi tiêu giáo dục cho trẻ, trong khi mối quan hệ này ở khu vực thành thị không được làm rõ. Qua đó cho thấy kết quả về tình trạng hơn nhân của chủ hộ đến chi tiêu giáo dục bình quân là phù hợp với các nghiên cứu của Aslam and Kingdon (2005), Qian, X. and Smyth, R. (2008) và Huy Vu Quang (2012).

- Dân tộc của chủ hộ

Dân tộc của chủ hộ được đánh giá có tầm quan trọng cho mức độ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, năm 2010 ý nghĩa của hệ số ước lượng cho thấy, nếu các yếu tố khác khơng đổi thì chủ hộ là dân tộc Kinh hoặc Hoa sẽ mức chi tiêu giáo dục cao hơn chủ hộ thuộc nhóm dân tộc khác ở khu vực nơng thôn, thành thị và cả nước lần

lượt là 90,6%, 55,78% và 90,16%, trong khi năm 2012 ý nghĩa này lần lượt là 64,33%, 39,86% và 65,88%.

Như vậy chứng tỏ sự chêch lệch của các nhóm dân tộc chủ hộ khi chi tiêu giáo dục ở nông thôn cao hơn thành thị, cũng như sự chêch lệch này đã giảm qua các năm nghiên cứu trong từng khu vực và được xem là tín hiệu tích cực khi khoản cách chi tiêu giảm hay nhận thức của nhóm dân tộc khác về giáo dục có thể đã tăng lên. Hơn nữa, kết quả này cũng đúng như kỳ vọng đã đề ra cũng như là kết quả nghiên cứu của Đào Thị Yến Nhi (2013).

4.3.3 Đặc điểm chung của hộ gia đình

- Quy mơ hộ gia đình

Kết quả hồi quy cho thấy quy mơ hộ gia đình có quan hệ ngược chiều đến chi tiêu giáo dục bình quân với mức ý nghĩa thống kê. Với các yếu tố khác khơng đổi, nếu hộ gia đình có quy mơ hộ tăng lên 1 người trong 3 khu vực nông thơn, thành thị và cả nước thì mức trung bình chi tiêu giáo dục bình quân tương ứng trong năm 2010 và 2012 sẽ giảm lần lượt là 2,54%, 5,62%, 3,66% và 3,57%, 5,03%, 4,19%.

Quy mơ của hộ gia đình ở thành thị ảnh hưởng đến mức chi tiêu này mạnh hơn hộ gia đình nơng thơn do đó vấn đề tăng thêm số lượng thành viên trong hộ gia đình thành thị có tác động rất lớn đến tổng chi tiêu bình quân cũng như là phân phối chi tiêu giáo dục cho mỗi trẻ. Qua hai năm 2010 đến 2012, mức độ ảnh hưởng của quy mô hộ đến chi tiêu giáo dục bình qn ở nơng thơn đã tăng trong khi ở thành thị lại giảm, chứng tỏ vai trò của nhân tố đến sự ảnh hưởng chi tiêu giáo dục ở thành thị đã được cải thiện khơng cịn phụ thuộc quá vào số lượng thành viên, nhưng ngược lại đầu tư giáo dục của hộ gia đình nơng thơn có xu hướng tiêu cực bởi số thành viên gia tăng của hộ. Như thế kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng tiêu cực của quy mơ hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục đã được chứng minh và phù hợp với nghiên cứu của Tilak (2002) và Rojas Villamil (2012).

- Số thành viên học của hộ gia đình

Nhân tố này có tác động trực tiếp đến chi tiêu giáo dục cho mỗi thành viên theo học của hộ, kết quả hồi quy cho thấy chúng có quan hệ cùng chiều nhau. Nếu các yếu tố

khác khơng đổi thì khi số thành viên theo học của hộ gia đình tăng lên 1 người thì trung bình chi tiêu giáo dục bình quân trong khu vực nông thôn, thành thị và cả nước năm 2010 tăng lên lần lượt là 5,66%, 12,13%, 7,5% và năm 2012 là 6,72%, 6,91%, 6,8%.

Kết quả cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của thành viên theo học trong hộ gia đình thành thị đến chi tiêu giáo dục bình qn cao hơn hộ gia đình nơng thơn trong cả 2 năm nghiên cứu. Bên cạnh, xét từ 2010 đến 2012 thì mức độ ảnh hưởng này trong khu vực thành thị đã giảm, trong khi ở khu vực nông thôn lại tăng, từ đó cho thấy đây là tín hiệu tích cực cho sự quan tâm giáo dục ở nông thôn cho mỗi thành viên theo học.

- Khu vực sinh sống thành thị nông thôn:

Với mức ý nghĩa thống kê, kết quả hồi quy cho thấy khu vực sinh sống thành thị nơng thơn của hộ gia đình có quan hệ và ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục bình quân năm 2010 và năm 2012. Hệ số ước lượng cho biết nếu hộ gia đình ở thành thị sẽ có mức trung bình chi tiêu giáo dục bình qn cao hơn nơng thơn năm 2010 là 15,28% và năm 2012 là 9,77%, chứng tỏ từ năm 2010 đến 2012 sự quan tâm giáo dục của hộ gia đình ở nơng thơn đã được cải thiện do khoảng chêch lệch về mức chi tiêu này ở thành thị và nông thôn đã giảm đáng kể.

Nhìn chung những hộ gia đình ở nơng thơn có trung bình số thành viên của hộ cao hơn hộ gia đình thành thị đồng thời do hoạt động kinh tế của hộ gia đình mà nơng thôn thường sử dụng chủ yếu là lực lượng lao động sẵn có tại cơ sở nên làm cho mức độ đầu tư giáo dục thấp hơn so với hộ gia đình thành thị.

- Đặc điểm vùng miền của hộ gia đình

Kết quả hồi quy cho thấy các biến giả vùng miền có tác động đến chi tiêu giáo dục bình quân. Trong mẫu nghiên cứu năm 2010, với vùng 6 là vùng cơ sở, khi các yếu tố khác khơng đổi những hộ gia đình trong khu vực nơng thôn sống tương ứng ở vùng 1, vùng 5, vùng 3, vùng 2 và vùng 4 có mức chi tiêu trung bình giáo dục bình quân cao hơn vùng 6 lần lượt là 65,58%, 64,33%, 43,88%, 31,34% và 28,31%.

Trong khi hộ gia đình thành thị sống tương ứng ở vùng 5, vùng 1, vùng 4, vùng 3, và vùng 2 có mức trung bình chi tiêu này cao hơn vùng 6 lần lượt là 62,56%, 60,61%, 47,55%, 46,57% và 26,69%. Cuối cùng, hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu cả nước sống tương ứng ở vùng 1, vùng 5, vùng 3, vùng 4 và vùng 2 cũng có mức trung bình chi tiêu cao hơn vùng 6 lần lượt 63,98%, 63,15%, 44,99%, 34,73% và 31,28%.

Năm 2012 những hộ gia đình nơng thơn sinh sống tương ứng sống ở vùng 1, vùng 5, vùng 3, vùng 4 và vùng 2 có mức chi tiêu trung bình giáo dục bình quân cao hơn so với vùng 6 lần lượt là 64,08%, 43,05%, 28,49%, 17,73% và 16,52%, kế đến hộ gia đình thành thị là 63,75%, 54,56%, 46,51%, 32,35% và 19,24%, cuối cùng hộ gia đình cả nước là 64,25%, 47,45%, 33,94%, 21,51% và 18,60%.

Nhìn chung ngoại trừ trường hợp hộ gia đình thành thị sống ở vùng 5 năm 2010 có mức ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục bình quân cao hơn vùng 1 thì hầu hết các trường hợp cịn lại có mức độ ảnh hưởng của hộ gia đình sống ở vùng 1 cao hơn vùng 5. Theo đó, trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Đào Thị Yến Nhi (2013) thì hộ gia đình sinh sống ở Đồng bằng sơng Cửu Long có mức chi tiêu trung bình giáo dục bình quân thấp nhất trong tất cả các vùng miền, từ đó cho thấy hộ gia đình sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thành thị và nông thôn đã đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa thõa đáng so với các vùng khác trên cả nước.

Sự khác biệt giữa các vùng miền khác nhau thì mối quan hệ cùng chiều về điều kiện kinh tế - xã hội với các cơ hội phổ cập giáo dục đã được làm rõ (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2009), theo đó vị trí sinh sống của hộ gia đình có vai trị quan trọng đến tình hình kinh tế của hộ gia đình, những hộ gia đình sinh sống ở miền núi, trung du, có điều kiện tiếp cận các cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục thấp hơn so với các vùng đồng bằng nên các tiêu chuẩn sống cũng thấp hơn (Hoang Van Long et al., 2013). Hộ gia đình ở vùng Đơng Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng với các trung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình thành thị nông thôn việt nam (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)