.7 Thị phần kim ngạch nhập khẩu CSTN vào Ấn Độ giai đoạn 2004-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 60 - 65)

Nguồn: Tổng hợp từ WITS (World Integrated Trade Solution), Proceed, 2014[25]

Xét về chỉ số ESI của cao su Việt Nam tại thị trƣờng Ấn Độ, hầu nhƣ các chỉ số đều lớn hơn 1, cho thấy cao su Việt Nam có lợi thế tƣơng đối, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu tại đây. Trung bình ESI có giá trị 27,13, tuy nhiên chỉ số tăng giảm qua các năm chứ không đồng đều. từ năm 2011 đến 2013, chỉ số ESI giảm liên tục và thấp nhất vào năm 2013. Ngun nhân chính có thể do Ấn Độ hiện nay đang tăng dần lƣợng sản xuất trong nƣớc, mặt khác ngành công nghiệp lốp xe đang chững lại, nhiều nhà máy đóng cửa vì suy thối kinh tế, do đó Ấn Độ giảm dần lƣợng cao su nguyên liệu nói chung.

Xét về thị phần KNNK cao su thiên nhiên của Ấn Độ, Việt Nam chiếm thị khiêm tốn so với hai nhà xuất khẩu lớn Thái Lan và Indonesia, tuy nhiên khoảng thời gian gần đây nhƣ năm 2011, 2012, 2013, thị phần của Việt Nam tăng lên nhảy vọt từ 11,49% đến 19,31% và 24,96%. Theo tổng kết từ Bộ Cơng thƣơng, có một sự chuyển dịch khá lớn về thị trƣờng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam từ Trung Quốc sang Ấn Độ.

2.4 Kết luận về tình hình đẩy mạnh xuất khẩu CSTN Việt Nam.

3% 5% 6% 3% 3% 3% 9% 11% 19% 25% 000% 020% 040% 060% 080% 100% 120% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Các nƣớc khác Vietnam Thailand Malaysia Indonesia

2.4.1 Những thành công trong đẩy mạnh xuất khẩu cần phát huy

Là một trong những nƣớc sản xuất - xuất khẩu cao su thiên nhiên chính của thế giới và đang dần tự khẳng định vị thế của mình, Việt Nam đứng trƣớc nhiều cơ hội và thách thức khi khoảng thời gian hiện tại là giai đoạn khó khăn của ngành cơng nghiệp cao su nói chung. Tuy nhiên, ngành cao su thiên nhiên nƣớc ta nói chung cũng đã đạt đƣợc những thành công nhất định, cần đƣợc phát huy nhƣ sau:

- Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng đều qua các năm, Việt Nam cũng hiện đang tạm đứng vị trí thứ 3 trên thế giới về sản lƣợng cao su thiên nhiên, do đó góp một vai trị quan trọng trong việc tạo ra nguồn cung cao su, tăng sự ảnh hƣởng của nhà sản xuất trên thị trƣờng cung cao su thế giới.

- Năng suất sản xuất, thu hoạch cao.

- Chủng loại cao su đa dạng, chất lƣợng đạt tiêu chuẩn quốc tế từ SVR 3L, SVR CV50,60, SVR 10… đến RSS1,2,3, mủ latex HA, LA, do đó thị trƣờng xuất khẩu cũng khá đa dạng tƣơng quan với nhu cầu.

- Có tính cạnh tranh tƣơng đối trên thị trƣờng quốc tế khá lớn khi chỉ số RCA cao, giữ đều trong các năm.

- Tại những thị trƣờng truyền thống thì thị phần nhập khẩu ngày càng tăng (Malaysia, Ấn Độ…), giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc với kiểu xuất khẩu mậu biên. Đồng thời mức độ đa dạng thị trƣờng cũng tăng lên, thêm nhiều khách hàng mới từ Đức, Mỹ…

2.4.2 Những hạn chế trong khả năng đẩy mạnh xuất khẩu CSTN

Bên cạnh những thành công trên, ngành cao su thiên nhiên xuất khẩu cũng bộc lộ rất nhiều những hạn chế cần đƣợc khắc phục:

- Về sản lƣợng, kim ngạch và tốc độ xuất khẩu: Sản lƣợng vẫn đang có xu hƣớng tăng, trong khi dự báo nhu cầu cao su đang giảm vì suy thối kinh tế, điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà sản xuất và xuất khẩu khi giá giảm liên tục. Những năm gần đây, giá giảm liên tục đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu khơng tăng, thậm chí có chiều hƣớng giảm đi tạo ra nghịch lý ảnh hƣởng không tốt đến tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Hệ quả dẫn đến là sự thua lỗ trong giá vốn và đẩy

ngƣời nông dân trồng cao su đến bờ vực phá sản, phải đốn bỏ nhiều cây cao su. Đây cũng thể hiện tính thiếu định hƣớng của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam hiện nay.

- Về chất lƣợng và chủng loại cao su: Tuy chủng loại đa dạng nhƣng các nhà sản xuất cao su Việt Nam nói chung vẫn tập trung sản xuất cao su với tỷ lệ SVR3L; 5L 55-60%; SVR 10-20; SVRCV 10-15%; mủ ly tâm latex 10-15%; RSS 4-5%. SVR 3L- yêu cầu màu sáng- chất lƣợng mũ nƣớc tốt, trong khi nhu cầu lớn của các nhà sản xuất lốp xe thế giới là SVR 20, SVR 10- không yêu cầu về màu sắc, sản xuất từ mũ tạp. Trƣớc những diễn biến bất lợi của thị trƣờng, hiện tại lƣợng tồn kho SVR3L còn khá lớn, giá bị ảnh hƣởng nghiêm trọng do hệ quả của xản xuất SVR 3L tràn lan không quan tâm đến nhu cầu thực tế của thị trƣờng. Còn về chủng loại SVR 10 khi xuất khẩu chỉ bán cho những nhà sản xuất lại của Malaysia (tolling) với giá cực rẻ bởi chất lƣợng thấp. Bên cạnh đó, khâu kiểm sốt chất lƣợng sản phẩm thực sự đáng lo ngại, chỉ một vài doanh nghiệp quốc doanh là có đảm bảo tiêu chuẩn về phòng kiểm phẩm, còn lại chỉ sản xuất theo cơng nghệ sẵn có và kinh nghiệm, do đó tạo danh tiếng khơng tốt trên thị trƣờng thế giới về chất lƣợng CSTN Việt Nam nói chung.

- Về giá cả xuất khẩu: Còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cung cầu thế giới. Đôi lúc bị ép giá nghiêm trọng vì khơng có cả năng thƣơng thuyết, tìm kiếm thị trƣờng, nhƣng cũng có lúc lại q cao so với mặt bằng chung của thế giới làm giảm tính cạnh tranh tƣơng đối. Các doanh nghiệp VRG thì lại phụ thuộc vào mức giá sàn của Tập đồn đƣa ra nên khó chào bán đến các khách hàng khác, nhất là khi thị trƣờng bị biến động thƣờng xuyên.

- Thị trƣờng xuất khẩu: Thị trƣờng chính vẫn là Trung Quốc và Malaysia với thị phần khá cao, gần đây có giảm sút vì Trung Quốc giảm nhu cầu tiêu thụ nhƣng vẫn chƣa đáng kể. Chính thị trƣờng xuất khẩu làm ảnh hƣởng đến cơ cấu chủng loại sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất CSTN. Bên cạnh đó, khả năng lựa chọn và tìm kiếm thị trƣờng thấp, phụ thuộc lớn vào mua bán trung gian và các nhà thƣơng mại trong nƣớc, nƣớc ngoài. Các nhà xuất khẩu Việt Nam thƣờng chấp nhận lời ít

để bán cho nhà thƣơng mại bởi dễ xoay vòng vốn và nhẹ bớt về áp lực chứng từ xuất khẩu. Những thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, châu Âu chƣa đƣợc khai thác tối đa.

- Phƣơng thức kinh doanh xuất khẩu: Hình thức xuất khẩu chủ yếu là mậu biên với Trung Quốc và FCA, FOB, thƣờng không đƣợc quyền chủ động chọn lựa phí vận chuyển và bảo hiểm (hệ quả của bán hàng qua trung gian khá nhiều).

- Quy trình, thủ tục xuất khẩu còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, sự nhanh chóng. Nhất là việc thời gian xuất trình chứng từ vận chuyển cịn q lâu so tƣơng đối với những quốc gia khác.

- Hiện tại chƣa có một tổ chức thống nhất có vai trị quản lý thống nhất toàn ngành và tổ chức này thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết, phổ biến chính sách của nhà nƣớc đối với ngành cao su, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh còn manh mún, tự phát và không nắm bắt xu thế thế giới.

2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam nhiên Việt Nam

2.5.1 Các nhân tố chủ yếu tác động đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu CSTN Việt Nam CSTN Việt Nam

Từ các nghiên cứu và phân tích của chƣơng một, tác giả đầ xuất có 5 nhân tố tính ảnh hƣởng đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên trong một quốc gia, vừa bao gồm yếu tố chủ quan và khách quan bao gồm: tính cạnh tranh, sự

có sẵn của các nguồn lực, mối quan hệ cung cầu, các chiến lược xuất khẩu và sự hỗ trợ của chính phủ đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam.

Để phân tích rõ hơn về sự ảnh hƣởng của từng yếu tố đến các nhân tố này sẽ gồm các bƣớc sau:

- Giả sử các biến độc lập sẽ là 5 nhân tố trên. Mỗi nhân tố sẽ chọn ra các biến quan sát (dựa trên các nghiên cứu đã có), sau đó đặt câu hỏi khảo sát lần một để điều chỉnh tên gọi các nhân tố và các biến cần thêm vào hoặc bị loại bỏ vì khơng phù hợp.

- Dùng cơng cụ SPSS để chạy mơ hình sau khi đã thu thập đầy đủ các dữ liệu cần thiết từ khảo sát. Xác định hệ số Cronbach’s Alpha để xác định có tiếp tục sử

dụng biến độc lập và phụ thuộc nào đó trong nghiên cứu tiếp theo khơng. Tiếp đó dùng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá để hiệu chỉnh là mơ hình ban đầu cho phù hợp và phân tích mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến mỗi nhân tố trên, từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp.

- Từ cơ sở lý thuyết trên về các yếu tố tác động đến hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên, mơ hình nghiên cứu ban đầu đƣợc đề xuất với 5 nhóm yếu tố là các biến độc lập tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc là KNDMXK. Từ đó, tác giả đƣa ra các giả thiết và mơ hình nghiên cứu đề xuất sau:

2.5.2 Thiết kế bảng câu hỏi, xây dựng mơ hình nghiên cứu

2.5.2.1 Mơ hình nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố tác động đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong thời gian qua, với các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu nhƣ bên dƣới.

H1: Các yếu tố tính cạnh tranh ảnh hƣởng đến KNDMXK CSTN. H1 bao gồm các

biến quan sát:

 Kỹ năng về thông tin

 Quan hệ khách hàng

 Phát triển sản phẩm

 Kỹ năng về chuỗi cung ứng

 Kinh nghiệm

 Nguồn lực hữu hình

 Quy mơ và tài chính của doanh nghiệp.

H2: Các yếu tố về nguồn lực ảnh hƣởng đến KNDMXK CSTN. H2 bao gồm các biến

quan sát:  Tài sản hữu hình  Nguồn lực tài chính  Nguồn nhân lực  Nguồn lực về công nghệ  Năng lực sản xuất  Năng lực Marketing  Năng lực của tổ chức

H3: Các yếu tố về mối quan hệ cung- cầu ảnh hƣởng đến KNDMXK CSTN.

 H3 bao gồm các biến quan sát:

 Sự am hiểu về thị trƣờng

 Khả năng thƣơng thuyết

 Danh tiếng của công ty

 Tính chun mơn hóa

H4: Các yếu tố về chiến lƣợc ảnh hƣởng đến KNDMXK CSTN. H4 bao gồm:

 Chiến lƣợc giá cả thị trƣờng

 Hoạt động chào bán sản phẩm

 Cách thức phân phối sản phẩm

 Dịch vụ hậu mãi (sau khi bán hàng)

H5: Các yếu tố hỗ trợ của chính phủ ảnh hƣởng đến KNDMXK CSTN. H5 bao gồm các

biến quan sát:

 Sự hỗ trợ về thủ tục xuất khẩu.

 Sự hỗ trợ về tài chính (chính sách thuế, hỗ trợ nơng dân vay vốn để sản xuất, miễn giảm phí và lệ phí)

 Sự hỗ trợ về thơng tin thị trƣờng, sản phẩm

 Hoạt động vĩ mô nhằm tăng cƣờng hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)