* Đáp ứng Toàn phần Toàn bộ tổn thương biến mất
* Đáp ứng Một phần Tổng đường kính khối u giảm ít nhất 30% so với tổng đường kính khối u đo được trước khi điều trị
* Bệnh Tiến triển
Tổng đường kính khối u tăng ít nhất 20% so với tổng
đường kính khối u ban đầu hoặc tổng đường kính
khối u nhỏ nhất trong nghiên cứu
* Bệnh Ổn định
Tổng đường kính khơng nhỏ đi hoặc có nhỏ đi nhưng
không đủ để được coi là đáp ứng một phần mà cũng
không lớn để đủ được coi là tiến triển so với tổng đường kính nhỏ nhất trong thời gian nghiên cứu.
2.2.11. Xử lý số liệu
Các thông tin được mã hóa và xử lý bằng chương trình phần mềm STATA SE 10
Sử dụng các thuật toán thống kê
o Mơ tả: giá trị min, max, trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn
o Kiểm định so sánh mối tương quan:
Đối với biến định tính sử dụng test so sánh χ², các so sánh có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong trường hợp mẫu nhỏ hơn 5 thì sử dụng Fisher’s exact test.
Đối với biến định lượng so sánh các giá trị trước sau bằng test ghép cặp với kiểm định Paired Sample T-Test; trường hợp biến không chuẩn ta dùng test phi tham số (Kruskal Wallis test).
Đối với biến liên tục so sánh ghép cặp dùng Test Mc Nemar.
o Đánh giá thời gian sống thêm sử dụng Kaplan-Meier, kiểm định Log-rank test.
2.2.12. Đạo đức trong nghiên cứu
Rủi do và nguy cơ trong nghiên cứu: nguy cơ có khả năng gặp phải trong nghiên cứu là phản ứng quá mẫn của người bệnh với tia bức xạ hoặc với thuốc cản quang. Tỷ lệ này thường ít gặp, tuy nhiên nếu bệnh nhân có phảnứng cấp với tia xạ cần cho bệnh nhân ra khỏi phòng chiếu xạ, nghỉ ngơi, sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng loại corticoid. Những trường hợp bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn với thuốc cản quang, để đảm bảo tính an tồn những bệnh nhân có cơ địa dị ứng sẽ khơng được đưa vào nghiên cứu.
Lợi ích mà nghiên cứu mang lại: u thần kinh đệm bậc thấp thân não là những loại u khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao, để lại di tích tàn tật lớn. Những thập niên trước, việc điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não chủ yếu bằng nội khoa, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng. Gần đây, phương pháp xạ phẫu bằng dao Gamma đã được ứng dụng cho điều trị u não và một số bệnh lý sọ não mang lại kết quả tốt. Đặc biệt những u ở vị trí sâu như thân não đượcđiều trị bằng dao Gamma quay đã cải thiện được chất lượng sống, kéo dài thời gian sống thêm, với u vị trí thân não lành tính có khả năng chữa khỏi hồn tồn. Bệnh nhân được xạ phẫu bằng dao Gamma không cần phải gây mê, không cần phải mở nắp hộp sọ, thời gian nằm viện ngắn. Bệnh nhân có thể xuất viện sau một ngày điều trị.
Tính tự nguyện: nghiên cứu này là hồn tồn tự nguyện và chỉ nhằm mục đích điều trị kéo dài thời gian, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Những bệnh nhân thỏa mãn các điều kiện lựa chọn trong nhóm nghiên cứu được giải thích chi tiết về phương pháp nghiên cứu, tiên lượng và hiệu quả điều trị. Bệnh nhân, gia đình bệnh nhân đồng ý cho bệnh nhân tham gia nghiên cứu sẽ được ký tên vào phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu. Tất cả những thơng tin chi tiết về tình trạng bệnh tật của người bệnh được mã hóa và bảo mật kỹ càng.
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
BN được thăm khám lâm sàng: * Lý do vào viện
* Triệu chứng cơ năng, thực thể * Thang điểm Karnofski
Chụp CT, MRI, MRS:
* Đặc điểm UTKĐ bậc thấp thân não trên CT
* Đặcđiểm UTKĐ bậc thấp trên MRI * Cho/NAA, Cho/CR, NAA/Cr * Chẩn đoán xác định UTKĐ bậc thấp thân não * Kích thước u ≤ 3cm * Có chỉ định xạ phẫu dao Gamma Quay * Chẩn đoán xác định u thân não thứ phát * Kích thước u >3cm * Khơng có chỉ định xạ phẫu dao Gamma Quay
Tiến hành xạ phẫu dao Gamma Quay
Theo dõi đánh giá sau 6 tháng, 12,24,36 tháng: * Thang điểm Karnofski
* Kích thước khối u * Thời gian sống thêm
* Biến chứng sau xạ phẫu dao Gamma Quay
Loại khỏi đối tượng nghiên cứu
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu