Đặc điểm lâm sàng của VPMPTCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (Trang 111 - 112)

4.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và diễn biến của VPMPTCĐ

4.2.1 Đặc điểm lâm sàng của VPMPTCĐ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các triệu chứng thƣờng gặp của viêm phổi là ho (93,7%), sốt (83,1%), khạc đờm (76,8%), và đau ngực (57,5%) (biểu đồ 3.4). Kết quả nghiên cứu này cũng tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hồi tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai với các triệu chứng thƣờng gặp của VPMPTCĐ là ho (94,7%), khạc đờm (86,8%), sốt

(86,8%) và đau ngực (47,4%) [92].

Ngoài các triệu chứng thƣờng gặp trong viêm phổi, một số triệu chứng ngoài phổi đƣợc thấy trong VPMPTCĐ nhƣ đau đầu (42,3%), đau họng

(39,4%), đau cơ (33,1%), tiêu chảy (8,5%). Đặc biệt, đau cơ và tiêu chảy là hai dấu hiệu hay gặp trong viêm phổi nặng hơn so với viêm phổi không nặng với tỷ lệ đau cơ (46,4% so với 29,8%), tiêu chảy (28,6% so với 3,5%). Trƣớc

đây, tiêu chảy đƣợc mô tả là triệu chứng thƣờng gặp trong viêm phổi khơng điển hình do L. pneumophila, C. pneumoniae và M. pneumoniae nhƣng sau đó

tiêu chảy đƣợc thấy rõ là xuất hiện ở cả hai loại viêm phổi điển hình và khơng

điển hình và chiếm 10-30% trong số các bệnh nhân VPMPTCĐ. Tiêu chảy

đƣợc gây ra do giải phóng các Cytokines và các chất trung gian gây viêm

khác, gây kém hấp thu ở ruột [93]. Triệu chứngđau cơ thƣờng gặp ở nhóm

bệnh nhân dƣới 65 tuổi so với nhóm trên 65 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê với p<0,05 (bảng 3.5). Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của

VPMPTCĐ ở ngƣời già trên 65 tuổi, một số tác giả cũng cho thấy dấu hiệu

đau cơ ít gặp ở ngƣời già, tỷ lệ này dao động là 8-19% [57]. Nghiên cứu của

Theo kết quảở bảng 3.4, trong VP nặng tỷ lệ bệnh nhân có khó thở, ran

ở phổi, rối loạn ý thức, tụt huyết áp nặng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với viêm phổi không nặng (p<0,05). Biểu hiện rối loạn ý thức gặp trong 46,4% số bệnh nhân nặng nhƣng chỉ gặp 2,6% trong số bệnh nhân VP khơng nặng. Nếu tính chung trên cả nhóm bệnh nhân VPMPTCĐ, tỷ lệ này chiếm 11,3%, thấp

hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hồi (23,7%) [92], Ruiz M. (24%) [94].

Khi so sánh các triệu chứng lâm sàng theo các thang điểm đánh giá mức độ nặng của bệnh nhƣ CURB65, PSI kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có cảm giác khó thở, rối loạn ý thức, đau đầu, tiêu chảy và tụt huyết áp cao hơn có ý nghĩa ở nhóm CURB65 điểm 2-5 so với nhóm điểm 0- 1, ở nhóm PSI (IV-V) cao hơn so với PSI (I-II) (bảng 3.6 và 3.7).

Nhƣ vậy, ngoài các dấu hiệu ở phổi, các biểu hiện ngoài phổi nhƣ rối loạn ý thức, đau đầu, tiêu chảy cũng là những biểu hiện liên quan đến tình trạng nặng của bệnh và cần đƣợc lƣu ý ngày từ khi bệnh nhân nhập viện để

quyết định khoa điều trị nội trú thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)