Tình hình áp dụng OmniChannel hiện tạ

Một phần của tài liệu Hình thức kinh doanh o2o, omni chanel của vinamilk môn thương mại điện tử (Trang 44 - 49)

2. Mơ hình OmniChannel 1 Mơ hình Omni Channel

2.1.4. Tình hình áp dụng OmniChannel hiện tạ

- Xu hướng trong áp dụng Omni Channel doanh nghiệp

Mơ hình Omni channel khơng chỉ thích hợp với các công ty vừa, nhỏ và rất nhỏ (MSME) mà bối cảnh hiện tại bắt buộc doanh nghiệp lớn phải gia nhập “sân chơi thời đại” này. Có thể thấy hàng loạt nhà bán lẻ danh tiếng trong nước đã và đang đầu tư hệ thống bán hàng trên nền thương mại điện tử như: StarBuck, Lotte Mart, FPT Shop, Thegioididong,… song song với các cửa hàng thực tế. Ngồi ra, chương trình bán hàng và marketing của các doanh nghiệp phải được thực hiện thống nhất trên cả online và offline. Động thái này của các nhà bán lẻ truyền thống là cách ứng phó với mối đe dọa từ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam dự báo mơ hình bán lẻ “đơn kênh” sẽ dần bị thay thế bởi bán lẻ đa kênh do sự đòi hỏi của thị trường.

Có thể thấy bên cạnh những lợi ích to lớn của omni channel thì việc các doanh nghiệp cần nhanh chóng thay đổi và áp dụng omni channel trong kinh doanh là cần thiết trong bối cảnh hiện nay còn bởi một số những lý do khác sau đây:

Thứ nhất, nhu cầu của người tiêu dùng liên tục thay đổi, buộc các nhà bán lẻ phải khai thác và đáp ứng kịp thời.

Theo báo cáo của Google, có đến 88% khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên internet trước khi mua hàng, 17% trong số đó quyết định mua hàng trực tuyến. Cùng với đó, nội dung video và việc triển khai các trang đích có thể cải thiện chuyển đổi lên đến 86% . Mặt khác, tải trang chậm được coi là kẻ thù của chuyển đổi, với độ trễ 1 giây làm giảm tỷ lệ chuyển đổi ước tính khoảng 7%.

Thứ hai, theo nhận định của Nielsen, ranh giới giữa thực và ảo trong ngành bán lẻ đã khơng cịn rõ rệt khi thương mại điện tử lên ngôi. Theo nghiên cứu của Nielsen ( một công ty hàng đầu tồn cầu về thơng tin và đo lường cho phép các công ty hiểu khách hàng và các hành vi của người tiêu dùng), đến năm 2025, Người tiêu dùng kết nối sẽ

Cũng theo Nielsen, tại Việt Nam, số lượng NTD kết nối trong năm 2015 là 23 triệu người và đến năm 2025 sẽ tăng gần như gấp đơi - 40 triệu người. Ngồi ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chi tiêu của phân khúc khách hàng này tại Việt Nam sẽ tăng từ 50 tỷ USD trong năm 2015 lên tới 99 tỷ USD trong năm 2025, ước tính họ sẽ chiếm khoảng 48% tổng tiêu dùng hàng năm.

Đặc biệt, từ năm 2020, khủng hoảng toàn cầu với sự xuất hiện của Covid-19 đã càn quét qua hầu khắp các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Điều này đã đẩy hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Dù đến nay, hậu quả đã được khắc phục phần nào nhưng những thay đổi mà nó để lại là rất lớn. Nổi bật nhất là hành vi của người tiêu dùng – mua sắm đa kênh. Việc cách ly đã “giúp” họ làm quen thêm với các hình thức mua sắm trực tuyến, thay vì chỉ dựa vào các cửa hàng truyền thống như trước.Sự thay đổi trong thói quen mua sắm cũng như lệnh giãn cách xã hội kéo dài đương nhiên cũng kéo theo sự thay đổi trong cấu trúc nguồn thu của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, rất ít doanh nghiệp có thể tự xây dựng một mơ hình quản lý chuẩn Omnichannel, thay vào đó kết hợp với đối tác/ bên thứ 3 để cùng phát triển hệ thống quản lý riêng cho doanh nghiệp của mình. Như trường hợp của Vinamilk đã thuê bên thứ 3 là Haravan

Vinamilk chính là một ví dụ về doanh nghiệp đã áp dụng thành công Omni Channel để tăng doanh số. Sau một thời gian triển khai, “ Hệ thống Thương Mại Điện Tử của Vinamilk được haravan triển khai đang áp dụng trên toàn quốc, phối hợp với hệ thống hơn 400 cửa hàng bán lẻ để khai thác lợi thế mơ hình Omnichannel, đến nay doanh số kênh Thương Mại Điện Tử đã đạt trên 10% doanh số của toàn hệ thống cửa hàng bán lẻ của Vinamilk’’, theo bà Võ Thị Hoàng Quân - Giám Đốc Bán Lẻ và Thương Mại Điện Tử Vinamilk.

- Dự đoán về xu hướng phát triển Omnichannel trong năm 2021 từ Giám đốc sáng tạo của The Content Type, Lauren McMenemy.

+ D2C – Direct to Customer: Bỏ qua “Người trung gian”

Nếu có một điều mà các nhà bán lẻ đã học được vào năm 2020, đó là việc có một đường dây kết nối trực tiếp đến khách hàng sẽ tác động lớn đến lòng trung thành và khả năng giữ chân khách hàng.

Bằng cách cắt bỏ hoặc giảm phụ thuộc vào những “kênh trung gian”, các thương hiệu có thể giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và đến gần hơn với khách hàng. Ví dụ về kênh trung gian như sàn thương mại điện tử, cửa hàng bách hố (nơi sản phẩm hay thậm chí

Đây là một cách khác để loại bỏ người trung gian trong bán lẻ kỹ thuật số mà vẫn đảm bảo tất cả các loại lợi ích mà 1 doanh nhân sẽ khơng bao giờ muốn từ bỏ. Có thể giúp thương hiệu có cơ hội kết nối cảm xúc sâu sắc hơn với khán giả thông qua việc phân phối nội dung sản phẩm được cá nhân hóa với giao diện hiển thị bắt mắt; và đồng thời, tranh thủ thu thêm được dữ liệu người dùng.

+ BOPIS: Điều chỉnh cho phù hợp với kỳ vọng của khách hàng

Tùy chọn Mua hàng trực tuyến, Nhận hàng tại cửa hàng (Buy Online, Pick up in Store – BOPIS) không mới với thị trường các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Các nhà bán lẻ lớn tại thị trường này như Walmart hay Amazon đã cung cấp dịch vụ BOPIS một thời gian, họ cho phép khách hàng có thể đặt hàng và thanh tốn trực tuyến rồi tự đến nhận ở các tủ khóa số.

Tuy nhiên tại Việt Nam, mơ hình này cịn khá mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi, và mới được thí điểm tại một số nơi như trường Đại học Kinh tế Quốc dân,...

Thực tế, một nửa số người được hỏi cho biết họ đang tìm kiếm AR và VR để hỗ trợ, khuếch đại và nâng cao cuộc sống hàng ngày của họ – với 51% sẵn sàng sử dụng công nghệ này để đánh giá các lựa chọn sản phẩm.

Hay như Bernard Marr viết trên Forbes rằng: “Việc bán lẻ áp dụng AI-driven Big Data (dữ liệu khổng lồ được kiểm sốt bởi trí tuệ nhân tạo) đã phát triển trong vài năm nay, khi các doanh nghiệp lớn dựa vào phân tích nâng cao để chọn lựa những sản phẩm/dịch vụ nên được ưu tiên và thúc đẩy hiệu quả nhằm tối ưu doanh thu...

Ngoài ra, những phát triển mới đã thúc đẩy việc đưa công nghệ từ chỗ chỉ hỗ trợ quản lý phía sau “cánh gà” ra ngồi “sân khấu” để góp phần vào thúc đẩy trải nghiệm mua hàng chẳng hạn như Chatbot hay Trợ lý ảo (…) Vào 2021, khách hàng sẽ tiếp tục mong đợi nhiều công nghệ mới được áp dụng vào trải nghiệm của mình”.

Một phần của tài liệu Hình thức kinh doanh o2o, omni chanel của vinamilk môn thương mại điện tử (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w