Kiểu yên hàm khung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả điều trị mất răng kennedy i và II bằng hàm khung có sử dụng khớp nối preci (Trang 114 - 115)

4.2.3 .Vật giữ gián tiếp

4.2.5. Kiểu yên hàm khung

Theo kết quả của bảng 3.23 thiết kế hàm khung cĩ hai loại yên đĩ là yên hàm khung dạng lưới và yên hàm khung dạng thanh đơn. Trường hợp sống hàm thuận lợi, khoảng phục hình đủ cho lên răng nhựa thì sử dụng yên hàm khung dạng lưới chiếm 59,5%, trường hợp bệnh nhân cĩ sống hàm khơng thuận lợi, hẹp theo chiều ngang, đoạn mất răng dài cần yên cứng chắc để hạn chế chống lại sự xoắn vặn của nối chính, hoặc khoảng cách phục hình giữa hai hàm khơng đủ lên răng nhựa lúc này phải sử dụng răng sứ nướng trực tiếp trên khung thì làm yên dạng thanh đơn cĩ đầu đinh: cĩ 15/37 hàm khung

(chiếm 40,5%). Đa số các bệnh nhân đều cĩ sống hàm tương đối cao khơng cĩ sự tiêu xương quá nhiều và khơng cĩ sự chênh lệch lớn giữa phần khớp nối nằm trên răng, nối chính và yên. Trong nghiên cứu này yên dạng lưới chiếm nhiều nhất, vì yên dạng lưới cĩ tác dụng nâng đỡ vùng sống hàm và đảm bảo sự vững bền của nền nhựa khi liên kết với hàm khung. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cũng tương tự với nghiên cứu của Zlataric [71] hầu hết là dạng yên hình lưới.

4.2.6. Hợp kim đúc khung

Khoa học ngày càng cĩ sự phát triển và tiến bộ vượt bậc, luơn chế tạo các loại vật liệu mới dùng trong chế tạo hàm khung, các loại vật liệu mới này cĩ đặc tính tốt, ưu việt, đảm bảo độ chính xác cao, giảm thời gian làm việc cho kỹ thuật viên và khơng gây hoặc rất ít phản ứng dị ứng với cơ thể người bệnh. Nhìn chung vật liêu đúc khung chủ yếu vẫn là hai loại hợp kim đĩ là hợp kim thường bằng crom-coban, hợp kim titan. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đặc tính đàn hồi của tay mĩc cũng như khả năng kháng lại sự gẫy ở hàm

được đúc bằng hợp kim titan hơn hợp kim thường như nghiên cứu củaYeung A.L.P [76], Jang K.S [75]. Trong nghiên cứu cĩ 8 bệnh nhân chiếm 21,6% cĩ

hàm khung là hợp kim Titan cịn lại là hợp kim thường. Sử dụng hợp kim

Titan trong đúc khung ở trên những bệnh nhân mất răng cĩ biến thể, khoảng mất răng dài, sống hàm tiêu xương khơng đều tránh gây lực xoắn vặn trong quá trình ăn nhai. Qua thời gian theo dõi là 18 tháng sau khi bệnh nhân mang phục hình hàm khung chúng tơi khơng thấy cĩ trường hợp nào bị dị ứng với vật liệu trong phục hình hàm khung.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả điều trị mất răng kennedy i và II bằng hàm khung có sử dụng khớp nối preci (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)