Giải pháp chung

Một phần của tài liệu De an tot nghiep cao cấp lý luận chính trị giải pháp phát triển bền vững mô hình “cánh đồng lớn” ở an giang giai đoạn 2015 2020 (Trang 45 - 48)

IV. SẢN LƯỢNG LÚA THU MUA Tổng sản lượng lúa thu

6 Diện tích canh tác hồn chỉnh theo đúng tiêu chí cánh đồng lớn (3 vụ)

3.2.1. Giải pháp chung

Thực chất mơ hình “Cánh đồng lớn” đã được áp dụng ở ĐBSCL dưới nhiều cách tiếp cận, cách gọi khác nhau. Nhưng hiện nay, cánh đồng lớn được thực hiện nổi bật và hiệu quả hơn hết là mơ hình cánh đồng lớn của Cơng ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS), cịn những mơ hình khác vẫn cịn khơng ít tồn tại, hạn chế, nhất là những mơ hình mà khơng đảm bảo được đầu ra cho nơng dân, khơng có sự liên kết chặt chẽ giữa nơng dân với doanh nghiệp thu mua lương thực. Bài học thành cơng từ mơ hình cánh đồng lớn - AGPPS cho thấy: mối liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp trong tất cả các

khâu của chuổi giá trị hàng hóa lúa gạo từ cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào, trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nơng dân; có sự chia sẽ lợi ích giữa nơng dân và doanh nghiệp trên sự tin tưởng lẫn nhau và mối liên kết được giữ bền vững trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên. Chính lợi ích sẽ gắn kết các “nhà” và khi mà “mọi nhà” trong mơ hình đều có lợi ích thiết thực thì đương nhiên mơ hình sẽ tồn tại và phát triển.

Như vậy, có thể nói việc xây dựng các mối liên kết thật sự chặt chẽ, hiệu quả giữa các tác nhân tham gia mơ hình có ảnh hưởng đến sự thành công và phát triển bền vững của mơ hình cánh đồng lớn hiện nay. Trong đó, người nơng dân giữ vai trò là chủ thể quan trọng trên đồng ruộng của mình; doanh nghiệp đóng vai trị đầu tàu trong cung ứng giống, vật tư đầu vào đồng thời kết hợp chặt chẽ với nhà khoa học (các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu) để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, canh tác để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; Nhà nước với vai trò là “bà đỡ” tạo cơ chế, chính sách mơi trường thuận lợi để mơ hình phát triển, hỗ trợ cho các bên “yếu thế”, đặc biệt là các hộ nông dân sản xuất nhỏ đồng thời đảm bảo hài hịa lợi ích các bên tham gia.

Từ phân tích thực trạng phát triển mơ hình “Cánh đồng lớn” của tỉnh An Giang trong thời gian qua, một số giải pháp chung để phát triển bền vững mơ hình trong thời gian tới là:

Thứ nhất, tăng cường cơng tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên

và nơng dân hiểu rõ những lợi ích mà “Cánh đồng lớn” mang lại, từ đó tự giác hợp tác sản xuất theo mơ hình “Cánh đồng lớn”. Cơng tác tun truyền, vận động nơng dân tham gia mơ hình cần tránh tạo tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, sự hỗ trợ khác từ bên ngoài hay quá kỳ vọng vào việc hỗ trợ, liên kết với các doanh nghiệp. Chú trọng việc tuyên truyền, vận động để nông dân thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, thực hiện nghiêm quy trình sản xuất và tuân thủ hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp.

Thứ hai, cũng cố, nâng cao vai trị của các tổ chức đại diện cho nơng dân,

đặc biệt là đẩy mạnh việc xây dựng các HTX theo mơ hình HTX kiểu mới (Luật HTX năm 2012). Cánh đồng lớn chỉ thực sự thành công khi nông dân tổ chức được các tổ chức sản xuất hợp tác của mình như HTX trên phạm vi những cánh đồng lớn hoặc của vùng. Các tổ chức nông dân này, phải là một đối tác bình đẳng đủ lớn, mạnh, độc lập bảo vệ quyền lợi kinh tế của nông dân trong đàm phán với doanh nghiệp để xây dựng liên kết dọc theo chuỗi ngành hàng, đồng

thời tham gia với Nhà nước trong xây dựng cơ chế, chính sách và quy hoạch vùng sản xuất ổn định.

Thật vậy, HTX kiểu mới sẽ tạo động lực kép, mạnh mẽ để tạo đột phá phát triển không chỉ trong xây dựng mơ hình cánh đồng lớn mà cho cả ngành nơng nghiệp của tỉnh An Giang nói riêng, cả nước nói chung hiện nay, vì: nó vừa duy trì sự quan tâm, nổ lực, sáng tạo cao nhất của từng hộ nông dân do họ vẫn là người chủ đầy đủ của hoạt động sản xuất nông nghiệp trên mãnh ruộng của mình, đồng thời được sự hỗ trợ rất hiệu quả của HTX nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp nhận tối đa các hỗ trợ của Nhà nước (thông qua HTX), phát huy mạnh mẽ các liên kết với doanh nghiệp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hội nhập quốc tế về thương mại. HTX kiểu mới khơng những đem lại lợi ích lớn hơn nhiều cho người nơng dân (thông qua việc nông dân được HTX cung cấp các dịch vụ giá rẽ hơn thuê ngoài với chất lượng cao hơn do lợi thế liên kết tập thể trong sản xuất và tính kinh tế nhờ quy mơ, đồng thời người nông dân nâng cao được vị thế người bán thơng qua vai trị của HTX trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đối tác), mà còn đem lại lợi ích cho Nhà nước (do giảm được chi phí và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý khi không phải làm công tác hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ nơng dân) và lợi ích cho doanh nghiệp (do tăng tính bền vững của mối liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa nông dân với doanh nghiệp thông qua tổ chức HTX, đơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân, đại diện cho người nơng dân).

Bên cạnh các lợi ích về kinh tế, HTX kiểu mới giúp thay đổi nhận thức của nông dân về kinh tế hợp tác theo kiểu cũ. Trong mơi trường HTX, tính cộng đồng xã hội ở nơng thơn sẽ ngày càng được củng cố nhờ mối liên kết giữa nông dân với nông dân ngày càng tốt hơn, liên kết sản xuất xuất hiện ở nhiều khâu hơn.

Thứ ba, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ nơng dân và các

doanh nghiệp tham gia vào mơ hình “Cánh đồng lớn” và từng bước hồn thiện, xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cho sản xuất như đường giao thông, thủy lợi, hệ thống kho chứa, nhà máy chế biến... Trong đó, chú trọng chính sách khuyến khích doanh nghiệp, HTX tham gia đầu tư mở rộng mơ hình “Cánh đồng lớn”, đầu tư hệ thống lò sấy, kho chứa và nhà máy chế biến tại vùng nguyên liệu. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích những cánh đồng lớn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, canh tác, đảm bảo chất lượng sản phẩm với giá thành cạnh tranh, thực hiện canh tác thân thiện môi trường.

Thứ tư, hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng các cán bộ HTX, THT, cán bộ

ngành nông nghiệp tham gia quản lý “Cánh đồng lớn” về tổ chức, quản lý, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt thị trường… Đào tạo, xây dựng đội ngũ nơng dân nịng cốt trong các mơ hình, đảm bảo vững về kỹ thuật, nhạy bén trong tiếp cận và ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Quan tâm đào tạo, bổ sung nguồn cán bộ kỹ thuật hỗ trợ hoạt động sản xuất cho từng “Cánh đồng lớn”.

Thứ năm, tăng cường các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác,

sản xuất lúa đồng thời nâng cao năng lực quản lý, tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất của các cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp, cán bộ quản lý HTX, THT. Thực hiện giải pháp này không những nhằm gia tăng chất lượng sản phẩm lúa gạo của tỉnh đồng thời nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng những kỹ thuật canh tác tiến bộ, giảm sử dụng phân bón, thuốc hóa học, làm quen dần việc sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu rầy hại lúa,… đảm bảo phát triển mơ hình “Cánh đồng lớn” theo hướng bền vững.

Sáu là, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện về mặt tổ chức của mơ hình “Cánh

đồng lớn” phù hợp với từng địa phương, từng lĩnh vực, từng mặt hàng nơng sản cụ thể. Xây dựng quy trình sản xuất quy mơ lớn dựa trên cơ sở liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các nhà khoa học. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, tổ chức học tập những mơ hình “Cánh đồng lớn” có hiệu quả để từ đó nhân rộng ở các địa phương trong tỉnh.

Một phần của tài liệu De an tot nghiep cao cấp lý luận chính trị giải pháp phát triển bền vững mô hình “cánh đồng lớn” ở an giang giai đoạn 2015 2020 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w