KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu De an tot nghiep cao cấp lý luận chính trị giải pháp phát triển bền vững mô hình “cánh đồng lớn” ở an giang giai đoạn 2015 2020 (Trang 60 - 63)

- Năm 2020: Hoàn thành và tổ chức Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện

2 Nâng cao năng lực cán

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Tóm lại, việc phát triển mơ hình “Cánh đồng lớn” trong sản xuất lúa ở An Giang là hướng đi phù hợp để đưa nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng bền vững. Kết quả đạt được của việc phát triển mơ hình này ở An Giang trong những năm qua cho thấy đem lại nhiều hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường cho nền sản xuất nơng nghiệp ở An Giang nói riêng, ở ĐBSCL và cả nước nói chung; từng bước đưa nền nơng nghiệp của tỉnh đi lên sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại. Việc phát triển mơ hình này sẽ khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ đang tồn tại khá phổ biến không chỉ ở An Giang mà cả nước, qua đó góp phần nâng cao năng suất, nâng cao thu nhập cho nông dân. “Cánh đồng lớn” cũng góp phần giải quyết các bài tốn về tập trung ruộng đất, vốn sản xuất, tăng cường “liên kết 4 nhà” và từng bước nâng cao năng lực quản lý, ứng dụng thành thạo các tiến bộ khoa học - công nghệ, năng lực tiếp cận thị trường… cho nông dân và doanh nghiệp. Đây là cơ sở để An Giang đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn và thực hiện thành cơng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới.

Mơ hình “Cánh đồng lớn” bước đầu đã mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường khá rõ nét. Tuy nhiên, việc sản xuất theo mơ hình này ở An Giang thời gian qua cũng cịn tồn tại khơng ít những khó khăn, hạn chế nhất định: Một là, tình trạng nhiều hộ nơng dân sản xuất với diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún trong khi mặt bằng về trình độ sản xuất, kỹ năng, kỹ thuật sản xuất của nơng dân cịn thấp, chưa đồng đều, chênh lệch về năng suất giữa các hộ tham gia mơ hình nên khó khăn trong việc vận động nhiều hộ sản xuất tham gia hình thành những “Cánh đồng lớn” và tạo mối liên kết ngang giữa nông dân với nông dân cũng như liên kết dọc giữa nông dân với doanh nghiệp; Hai là, đa số các doanh nghiệp còn thiếu nguồn lực về vốn, nhân lực, kỹ thuật - công nghệ để đầu tư sản xuất trên quy mô lớn; Ba là, năng lực của các tổ chức đại diện cho nông dân như HTX, THT ở nhiều “Cánh đồng lớn” còn hạn chế; Bốn là, liên kết “4 nhà” trong mơ hình “Cánh đồng lớn” cịn nhiều bất cập, tính pháp lý của sự liên kết chưa cao, vai trò của nhà nước trong liên kết “4 nhà” còn chưa thật rõ nét; Năm là,

vấn đề giải quyết “đầu ra” cho nơng phẩm cịn nhiều hạn chế, thị trường thiếu ổn định; Sáu là, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ nơng phẩm trong “Cánh đồng lớn” cịn nhiều hạn chế.

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trong phát triển mơ hình “Cánh đồng lớn” hiện nay ở An Giang, đảm bảo mơ hình phát triển bền vững trong thời gian tới, có 07 nhóm giải pháp cụ thể được đề xuất thực hiện trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, bao gồm: Thứ nhất, tuyên truyền vận động và xúc tiến hình thành các liên kết sản xuất và tiêu thụ; Thứ hai, cũng cố, nâng cao vai trò các HTX, THT trong mối liên kết sản xuất và tiêu thụ trong mơ hình “Cánh đồng lớn”; Thứ ba, nâng cao năng lực cán bộ quản lý và nông dân; Thứ tư, xây dựng cơ chế chính sách và từng bước hồn thiện kết cấu hạ tầng sản xuất; Thứ

năm, tăng cường quản lý và tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất; Thứ sáu, giải

pháp về thị trường đầu ra cho sản phẩm; và Thứ bảy, quy hoạch vùng sản xuất. Tin chắc rằng, với quyết tâm chính trị cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp tích cực, chặt chẽ của các Sở, ngành, cơ quan chuyên môn liên quan và địa phương cấp tỉnh, huyện, xã và đặc biệt là sự đồng lịng, chung tay góp sức của người dân, doanh nghiệp trong triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp đề ra, mơ hình “Cánh đồng lớn” được chứng minh tính đúng đắn, phù hợp xu thế, sẽ phát triển bền vững trong thời gian tới.

2. KIẾN NGHỊ

Nhằm hỗ trợ xây dựng, phát triển bền vững mơ hình “Cánh đồng lớn” tỉnh An Giang giai đoạn 2015 – 2020 và để Đề án triển khai khả thi, đạt hiệu quả, kiến nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương những vấn đề cụ thể sau:

Một là, về cơ chế, chính sách phát triển HTX

Kiến nghị Chính phủ ban hành quy định thống nhất về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với thành phần kinh tế hợp tác. Hiện nay, từng lĩnh vực do từng cơ quan chun ngành quản lý, do đó cơng tác tham mưu chính sách phát triển Hợp tác xã thiếu tập trung, chính sách hỗ trợ bị cắt khúc, rời rạc, không đồng bộ.

Các Bộ, Ngành cần sớm có hướng dẫn và cụ thể hóa các cơ chế, chính sách cho Hợp tác xã theo quy định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã và Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020. Do Nghị định 193/2013/NĐ-CP có hiệu lực đã chấm dứt các chính sách trước đây đối với Hợp tác xã. Trước mắt hướng dẫn thành lập Quỹ hỗ trợ Hợp tác xã và có cơ chế nguồn vốn để Quỹ này thực hiện việc bảo lãnh tín dụng và hổ trợ vốn tín dụng cho Hợp tác xã theo quy định Nghị định 193/2013/NĐ-CP.

Nghiên cứu chính sách tín dụng đặc biệt hỗ trợ các hoạt động sản xuất mơ hình kinh tế hợp tác, do khó khăn vay thế chấp, định mức vay tín chấp thấp nên các Hợp tác xã hoạt động khó khăn. Đề nghị thực hiện cho vay thế chấp bằng sản phẩm, điều này phù hợp với các Hợp tác xã nông nghiệp.

Hai là, về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chỉ quy định đối tượng áp dụng là doanh nghiệp, chưa quy định Hợp tác xã là đối tượng được áp dụng nhưng HTX đóng vai trị khơng thể thiếu trong q trình xây dựng mơ hình cánh đồng lớn. Do đó, đề nghị Chính phủ bổ sung HTX là đối tượng được chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn.

An Giang là tỉnh nơng nghiệp và đảm nhận nhiệm vụ góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nguồn thu ngân sách của địa phương chủ yếu từ hoạt động trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Hiện nay, nguồn thu từ nông nghiệp ngày càng giảm do phải thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho nơng nghiệp, kinh phí rất hạn hẹp. Do đó, đề nghị Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư các cơng trình thủy lợi, hỗ trợ cho doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn,...

Đề nghị xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách mang tính đặc thù để xây dựng thương hiệu quốc gia, đặc biệt đối với các sản phẩm lúa, gạo sản xuất theo mơ hình “Cánh đồng lớn“, theo chuỗi giá trị ngành hàng.

Hiện nay, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn nói chung và chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn nói riêng được ban hành, quy định “tản mạn” ở nhiều văn bản khác nhau, một số không đồng bộ, chồng chéo, hướng dẫn chưa rõ ràng,... làm mất đi tính hiệu lực, hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, kiến nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương sớm rà sốt, hệ thống, ban hành thống nhất, có quy định, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn nói riêng và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn nói chung./.

Một phần của tài liệu De an tot nghiep cao cấp lý luận chính trị giải pháp phát triển bền vững mô hình “cánh đồng lớn” ở an giang giai đoạn 2015 2020 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w