Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
d. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
3.2. Tài nguyên đa dạng sinh học
3.2.1. Đa dạng các hệ sinh thái
Vƣờn quốc gia Cát Bà nằm trong khu vực xen kẽ giữa núi đất và núi đá vôi, với sự tác động tổng hợp, nhiều mặt của điều kiện tự nhiên khu vực hải đảo, cùng sự tác động của các điều kiện kinh tế-xã hội, nên các kiểu thảm thực vật rừng và các kiểu thảm nông nghiệp trong khu vực tƣơng đối đa dạng.
Tiêu biểu nhất trong các kiểu thảm ở quần đảo Cát Bà là kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi, và kiểu thảm rừng cây ngập mặn ven biển, cửa sơng. Ngồi ra, trong khu vực cũng đã xuất hiện một số kiểu thảm đặc thù và khá hiếm hoi đó là kiểu thảm cây ngập nƣớc trên núi cao (loài cây hầu nhƣ chỉ phân bố ở miền Tây Nam Bộ).
Ngồi ra cịn có kiểu rừng trồng, cây nông nghiệp cây ăn quả, cây lâu năm, nuôi trồng
thuỷ sản và các khu dân cƣ.
Bảng 3.1: Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng đảo Cát Bà
Đơn vị tính: Ha
TT Kiểu thảm Diện tích Tỷ lệ %
Tổng đất Lâm nghiệp 18.12,0 60
I Thảm thực vật 15.510,0 52
1 Rừng nguyên sinh TX mƣa ẩm trên núi đá vôi 1045,2 6
2 Rừng TS nghèo TX mƣa ẩm trên núi đá vôi 4900,2 27
4 Rừng ngập nƣớc trên thung núi đá vôi 3,6
5 Rừng phụ thứ sinh tre nứa PH sau nƣơng rẫy 41,6
6 Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi 8016,7 45
7 Trảng cây bụi, cây tái sinh trên núi đất 506,7 3
9 Rừng trồng 355,4 2
10 Rừng ngập mặn 632,5 4
II Núi đá trọc 2502,0 8
(Nguồn tài liệu quy hoạch Vườn quốc gia Cát Bà giai đoạn 2006-2010)
Thảm thực vật rừng có diện tích là 15.510 ha, chiếm 52% tổng diện tích tự nhiên, dƣới đây là đặc điểm các kiểu thảm thực vật VQG Cát Bà đã đƣợc điều tra, đánh giá năm
2005:
(1) Hệ sinh thái rừng nguyên sinh lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới
Kiểu rừng này phân bố thành thảm tƣơng đối lớn và tập trung ở các độ cao dƣới 300 m tại khu vực trung tâm VQG. Trong đó, phần lớn diện tích nằm về phía Tây Bắc xã Chân Trâu (chiếm 43,6% tổng diện tích của kiểu rừng này) một phần nằm về phía Nam xã Gia Luận, phía Đơng xã Phù long cịn lại là nằm ở phía Tây của xã Việt Hải.
Do đƣợc phát triển trên khu vực núi đá vôi nên trong kiểu rừng này sự phân bố cây thƣờng khơng đều, độ tàn che trung bình khoảng 0,7. Thực vật chiếm ƣu thế trong kiểu rừng này là các loài cây lá rộng thƣờng xanh thuộc các họ nhƣ họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Mortaceae), họ Re (Lauraceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Long Não (Lau racea). Rừng chia thành 4 tầng rõ rệt.
Ngoài ra, thực vật ngoại tầng cũng rất phong phú với nhiều lồi thân thảo, thân bị, leo chằng chịt làm tăng thêm sự rậm rạp của kiểu rừng này.
(2) Hệ sinh thái rừng thứ sinh nghèo lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi
Đây là kiểu rừng khá phổ biến và chiếm diện tích lớn nhất so với tất cả các loại thảm trên quần đảo Cát Bà.
Phân bố thành từng mảng tƣơng đối lớn, rải rác ở các độ cao từ 100 m-300 m, tập trung nhiều ở các xã Trân Châu, Gia Luận, Việt Hải, Xn Đám, ngồi ra có một số diện tích ở xã Hiền Hào, khu vực giáp ranh với VQG.
Thành phần thực vật tạo rừng không chỉ là các lồi thực vật nhiệt đới mà cịn thể hiện tính chỉ thị cao cho loại hình rừng này. Đó là: Nghiến (Excentrodendron tonkinense),Trai (Garcinia fagraeoides), Mậy tèo, Teo nông (Streblus spp.), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Đinh (Fernandoa spp.), Vàng anh (Saraca dives)....
(3) Hệ sinh thái rừng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới phục hồi trên núi đá vôi
Rừng phục hồi ở Cát bà có diện tích là 8,1 ha chiếm diện tích nhỏ trong đất thảm thực vật rừng. Phân bố chủ yếu ở hai xã Trân Châu và Gia Luận và một diện tích khơng lớn ở các xã, Hiền Hào, Xuân Đám, Việt Hải. Chiều cao cây gỗ trong lâm phần trung bình khoảng 8-15, đƣờng kính 15-20 cm, độ tàn che trung bình 50- 60%.
Đây là kiểu rừng phục hồi sau khai thác trên núi đá vơi, với diện tích nhỏ (phản ánh tình trạng quản lý bảo vệ là khá tốt của VQG và địa phƣơng), với đặc điểm thực vật trên núi đá vôi sinh trƣởng và phát triển rất kém cho nên trên những khu vực sƣờn hay đỉnh núi đá, việc phục hồi rừng diễn ra khó khăn và rất chậm.
(4) Hệ sinh thái rừng thứ sinh tre nứa phục hồi sau nƣơng rẫy
Rừng tre nứa chỉ chiếm một diện tích nhỏ 41,6 ha chiếm 0,02% diện tích đất thảm thực vật rừng. Phân bố chủ yếu dọc các khe suối hoặc trên các sƣờn núi đá vôi, phân bố nhiều ở xã Việt Hải, xã Xuân đám, xã Hiền Hào, xã Gia Luận.
(5) Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Thảm rừng ngập mặn của quần đảo Cát Bà có diện tích 632,5ha chiếm 4,0% đất thảm thực vật rừng, phân bố tập trung chủ yếu ở xã Phù Long. Ngồi ra, cịn một số nhỏ diện tích kiểu rừng này phân bố ở các khe, vũng ven biển thuộc xã Gia Luận (55,8 ha).
Các loài cây chủ yếu của thảm rừng ngập mặn vùng này là Sú (Aegyceras ciniculata), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Đƣớc (Rhizophorra mucronata), Trang
(Kandelia candel).
Rừng ngập mặn có tác động hữu ích đến mơi trƣờng chung quanh, đây là nơi cung
cấp nhiều loại thuỷ sản quan trọng cho con ngƣời, bảo vệ đất chống xói lở, tạo điều kiện tốt để bồi lắng phù sa, làm giảm nhẹ thiên tai, bão lụt.
(6) Hệ sinh thái rừng trồng
Rừng trồng đa số đƣợc trồng từ ngày còn lâm trƣờng Cát Bà, đa số là Thông, tập trung nhiều ở xã Trân Châu, xã Xuân Đám, xã Hiền Hào và xã Gia Luận, đặc biệt nhƣ ở xã Trân Châu, xã Hiền Hào rừng thông đƣợc trồng thành những dải kéo dài khắp các sƣờn núi hƣớng ra biển, tạo nên một cảnh quan tự nhiên đầy hấp dẫn và thơ mộng, đã góp phần tôn vinh cảnh quan thiên nhiên độc đảo của quần đảo Cát Bà.
Những năm gần đây VQG Cát Bà, phối hợp cùng các địa phƣơng xung quanh VQG, cũng đã trồng nhiều diện tích Keo ở Trung Trang, Đồng Cỏ, Khe Sâu và một số diện tích ở xã Gia Luận, Việt Hải. Ngồi ra, VQG cũng đã trồng thành cơng một số diện tích Keo hỗn giao cùng các cây bản địa. Nhìn chung việc trồng rừng trên các xã là khá thành cơng, đã góp phần tăng cao độ che phủ rừng, tạo nên một môi trƣờng xanh sạch, đẹp cho toàn quần đảo.
(7) Hệ sinh thái rừng cây ngập nƣớc thung núi đá vơi
Trong khu Ao ếch, cịn có một kiểu quần hợp đặc biệt của lồi cây Và nƣớc (Salix tetrasperma) thuộc họ Liễu. Và nƣớc là loài cây thƣờng chỉ phát triển, phân bố ở Tây Nam bộ, trên đất ngập nƣớc, lầy thụt. Điều đáng ngạc nhiên lại xuất hiện ở Cát Bà với quần thể gần nhƣ thuần loại, đây là hiện tƣợng kỳ thú nên rất hấp dẫn khách du lịch và các nhà khoa học. Thảm cây Và nƣớc có mật độ cây lớn, đạt trên 1.000 cây/ha, đƣờng
kính trung bình 18 - 20 cm, chiều cao khoảng 12 - 15 m.
Thảm Và nƣớc gần nhƣ ngun sinh, có diện tích khá khiêm tốn, xấp xỉ khoảng 3,6 ha, nhƣng lại chứa đựng một nguồn gen loài thực vật độc đáo. Cần tăng cƣờng các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn gen quý giá này để tạo nên khu vực có tính đa dạng sinh học cao nhằm phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học và đặc biệt là nhu cầu du lịch sinh thái ngày càng phát triển của đảo Cát Bà.
(8) Hệ sinh thái thảm cỏ, cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi.
Đây là kiểu thảm chủ yếu phân bố trên trên các khu vực có núi đá vơi, do vậy khả năng sinh trƣởng và phát triển của các lồi cây khó khăn và rất chậm chạp. Thực vật bao gồm chủ yếu các lồi cây gỗ nhỏ, có khả năng chịu gió mạnh, chịu hạn và chịu nhiệt độ cao nhƣ: Ơ rơ (Streblus iliciflia), Thị đá (diospyros sp), Táu ruối (Vatica odorata), Thôi ba (Alangium chinesis), Nhãn rừng (Euphoria frugifera), Ké (Xerospermum honhianum),
Trâm (Syzygium-sp), Mán đỉa (archiodendron clypearia) và cịn có nhiều lồi cây bụi
khác với độ cao trung bình 5-6 m. Tuy độ che phủ khơng cao (khoảng 30 %) nhƣng đây là nơi sinh sống chủ yếu của các loài động vật quý hiếm trong khu vực Cát bà nhƣ Voọc đầu trắng, Khỉ vàng, Sơn dƣơng, Trăn đất.
Kiểu thảm này, có thể khoanh ni xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp trồng bổ sung bằng cây bản địa để tạo thành rừng. Ngồi ra, đây cịn là vùng có cảnh quan hùng vĩ, đặc biệt là các đảo nhỏ nằm riêng rẽ với nhiều hình dáng độc đáo, nơi thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, du lịch.
(9) Hệ sinh thái thảm cỏ, cây bụi, cây tái sinh trên núi đất
Thảm cỏ cây bụi cây tái sinh trên núi đất có diện tích 506,7ha, chiếm 3,0 % tổng diện tích đất thảm thực vật rừng. Thảm cỏ, cây tái sinh trên núi đất có mật độ khá dày, loại đất này có thể khoanh ni xúc tiến tái sinh tự nhiên để tạo thành rừng.
(10) Hệ sinh thái núi đá trọc
Đất lâm nghiệp ngoài các kiểu thảm thực vật ra, cịn có 2.502,0 ha núi đá trọc khơng cây hoặc cịn lại rất ít cây, chiếm 14 % diện tích đất lâm nghiệp. Núi đá trọc phân bố chủ yếu trên các đỉnh, hoặc là các phiến đá lớn xƣơng xẩu, các lồi cây thực vật đa số khơng thể tồn tại lâu dài đƣợc, chỉ có một số ít cây bụi, cây cỏ mọc, nhƣng rất thƣa thớt
Tổng diện tích đất đai các thảm thực vật rừng, núi đá, đất nông nghiệp, đất dân cƣ, đất chuyên dùng, đất mặt nƣớc và đất chƣa sử dụng khác, trên toàn khu vực là: 29.994,9
ha.