Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
a. Địa hình Error! Bookmark not defined.
Cát Bà nằm trong vùng quần đảo đá vơi bao gồm hàng trăm hịn đảo lớn nhỏ, những hòn đảo này kéo dài tạo thành hình cánh cung và song song với cánh cung Đơng Triều. Các hịn đảo có độ cao phổ biến từ 100 - 150m so mặt nƣớc biển, nơi cao nhất thuộc đỉnh Cao Vọng 331m. Các đảo nhỏ có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nƣớc. Về cơ bản VQG Cát Bà có một số dạng địa hình sau:
+ Địa hình núi đá vơi: Kiểu địa hình này do quá trình Karst chia cắt tạo thành các đỉnh,
các chóp với nhiều hình dáng khác nhau. Kiểu địa hình này dốc đứng, độ cao phổ biến từ
100-300m. Ở đây khả năng sinh trƣởng và phát triển của các loài thực vật diễn ra rất chậm
+ Địa hình đồi đá phiến: Kiểu địa hình này chiếm một diện tích khơng đáng kể ở VQG
Cát Bà. So với địa hình núi đá vơi thì địa hình đồi đá phiến có sƣờn thoải, đỉnh trịn và thấp hơn núi đá vôi. Khả năng sinh trƣởng và phát triển của các loài thực vật tốt hơn cũng nhƣ thành phần thực vật phong phú hơn nhiều so với kiểu địa hình núi đá vơi.
+ Địa hình thung lũng giữa núi: Thung lũng giữa núi là những vùng trũng với nhiều
hình dạng khác nhau, thƣờng kéo dài theo các vỉa đá vôi và nối với nhau qua các sống đá thấp tạo thành máng trũng dài. Thung lũng trong vùng có dáng khá bằng phẳng và đƣợc phủ bởi tàn tích của đá vơi. Khả năng sinh trƣởng các lồi thực vật ở đây khá tốt so với
hai vùng trên.
+ Địa hình thung đá vơi: Kiểu địa hình này chiếm một tỷ lệ khơng đáng kể trong VQG
Cát Bà, chúng thƣờng phân bố rải rác trong các vùng đá vơi, dạng địa hình này thƣờng thiếu nƣớc vào mùa khô và ngập úng vào mùa mƣa. Tuy nhiên một số thung đá vôi đã bị cƣ dân ở đây khai phá để trồng cây ăn quả hay cây nông nghiệp từ nhiều năm trƣớc.
+ Kiểu địa hình bồi tụ ven biển: Đƣợc hình thành do q trình bồi tụ do sơng, địa hình
này thƣờng bằng phẳng và luôn chịu ảnh hƣởng cả thuỷ triểu đồng thời thƣờng xuyên bị ngập nƣớc. Dạng địa hình này rất thuận lợi cho các lồi cây rừng ngập mặn sinh trƣởng và phát triển.
b. Địa chất và thổ nhưỡng * Địa chất
Theo tài liệu và bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam cho thấy Khu vực Cát Bà cũng nhƣ phần Đơng Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp Caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua.
Các khối đá vơi này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi (250 - 280 triệu
năm). Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tẩm khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vơi silic. Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nƣớc biển, do tác động của nƣớc mặt và nƣớc ngầm đã tạo ra một hệ thống các hang động ở các độ cao
khác nhau (4m, 15m và 25 - 30m). Do các hoạt động của sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở tất cả các chân đảo đá vơi vùng Cát Bà và các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh chân, có nơi gập ngấn sóng kép ở mức 3,5 - 4m và 1,0 - 1,5m. Ở các vùng kín, sóng biển cịn tạo ra các tích tụ cát rất sạch, bao quanh các đảo nhỏ. Đó là các bãi tắm mini rất lý tƣởng cho dịch vụ du lịch tắm biển.
Về phía Bắc và Tây Bắc đảo Cát Bà cịn có một diện tích khá lớn các thành tạo đệ tứ không phân chia tạo nên dạng đồng bằng ven biển, chúng đƣợc hình thành do quá trình
phù sa sơng biển. Lớp trầm tích phủ lên trên khá dày (>2m), dƣới sâu hơn là phù sa hạt thô (độ sâu 5 - 10m) chủ yếu là sỏi cuội và cát... Sát biển hơn (nơi hàng ngày chịu ảnh hƣởng của thuỷ triều) có sú, vẹt, đƣớc, trang, mắm, bần... mọc dầy đặc phủ kín hầu hết diện tích này.
* Thổ nhưỡng:
Vì nền đá mẹ hầu hết là đá vơi cùng với các điều kiện địa hình Karst và khí hậu nhiệt đới ẩm nên đã hình thành những loại đất chính nhƣ sau:
- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vơi (Fv): Diện tích: 4.482,2 ha. Phân bố trên
sƣờn ít dốc hay trong hốc đá vơi, có nhiều tại các xã Trân Châu, Gia Luận, Việt Hải. Đất màu đỏ nâu, cấu tạo hạt rất chắc, đất tốt, thiếu nƣớc, đất có phản ứng trung tính, ít chua và khá giàu mùn, tầng đất chỉ dày 30 - 40 cm.
- Đất Feralit nâu đỏ dốc tụ chân núi đá vôi (Tv). Diện tích: 900,2 ha. Chúng đƣợc hình thành do sƣờn tích đất từ đỉnh và sƣờn núi trƣợt xuống. Đất có màu vàng đỏ, thƣờng ẩm, tầng dầy từ 50 - 100m, có phản ứng trung tính, cấu tƣợng viên hơi chặt, thành phần cơ giới nặng, giầu mùn, phù hợp cho các thảm thực vật rừng phát triển. Phân bố hầu hết các xã trong quần đảo, đất thích hợp trồng cây ăn quả nhƣ Cam, Quýt, Nhãn Vải.
- Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa đá vơi dốc tụ hỗn hợp
(Th): Diện tích 1.001,5 ha. Đất màu nâu vàng, có phản ứng trung bình, ít chua, giàu mùn, thƣờng bị khơ hạn vào mùa khơ, nơi thấp có thể bị úng nƣớc tạm thời vào ngày mƣa lớn Phân bố ở các thung lũng rộng có nƣớc chảy trên mặt nhƣ thung lũng Trung Trang, Việt Hải, Gia Luận, Đồng Cỏ.... Đất này đã đƣợc sử dụng để trồng rừng, cây ăn quả và hoa
màu.
- Đất dốc tụ thung lũng(Tl): Diện tích: 342,5 ha. Đất có màu nâu đến vàng nhạt, tầng dày 80 - 100 cm. Giầu mùn, có phản ứng trung tính đến chua. Mùa mƣa có thể bị ngập nƣớc tạm thời, mùa khô thiếu nƣớc. Đƣợc phân bố trong các thung lũng, giếng Karst.Một số diện tích đã đƣợc khai phá trồng lúa và hoa màu.
- Đất bồi chua mặn (Db): Diện tích: 42,5 ha. Đất này là loại đất hỗn hợp biển, đầm lầy ở
bãi triều cao. Phân bố ở xã Xuân Đám về phía biển, sau này đƣợc đắp đê ngăn mặn, cải tạo để cây lúa 1 - 2 vụ.
- Đất mặn Sú vẹt (D4 P2 ): Diện tích: 826,7 ha. Đặc điểm: Bùn lỏng, ảnh hƣởng của thuỷ
triều, rất mặn. Phân bố tập trung chủ yếu vùng Cái Viềng, Phù Long và rải rác ở vài nơi quanh đảo (thuộc bãi triều thấp). Tại đây hình thành rừng ngập mặn khá tốt và là hệ sinh thái độc đáo của đảo Cát Bà.