chất và trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
hiện nay ở thành phố cần chú ý tới đặc điểm của nền kinh tế để có những cơ chế, chính sách phù hợp, tạo nên sự phát triển hài hòa và thực chất của các chuẩn mực, hành vi chính trị. Chính trị vừa là biểu hiện tập trung của kinh tế, đồng thời có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế phải được thể hiện nhất quán và xuyên suốt thông qua các thể chế và cơ chế chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước. Ở thành phố Cần Thơ hiện nay, nền kinh tế vẫn cịn ở trong tình trạng nền sản xuất nơng nghiệp lạc hậu, phân tán, manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp dựa trên lao động phổ thơng và thủ cơng nghiệp là chính. Theo một số chuyên gia về kinh tế-chính trị, để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, cần phải chuyển đổi cơ cấu phối hợp và hợp tác giữa các vùng để sản xuất hướng tới thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Xây dựng và phát triển văn hố chính trị phải hướng tới giải quyết tốt mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, đổi mới tư duy kinh tế, tạo ra quan hệ sản xuất mới vừa phù hợp, vừa kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vai trò chỉ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể phải được xác lập, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển và cạnh tranh lành mạnh trong khn khổ của pháp luật. Tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế cần phải quán triệt trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước Việt Nam
Về nguyên lý, sản xuất vật chất, phát triển kinh tế là cơ sở nền tảng quyết định sự tồn tại, phát triển lịch sử xã hội loài người. Song, trong lịch sử phát triển của các nền văn minh, văn hóa nhân loại, bên cạnh vai trò quyết định của sản xuất vật chất, của yếu tố kinh tế, suy đến cùng, đối với sự phát triển của xã hội lồi người thì các yếu tố chính trị, văn hóa, tinh thần... có vai trị tác động trở lại rất quan trọng, thậm chí vào những thời điểm lịch sử nhất
định, các yếu tố chính trị, văn hóa, tinh thần có tác dụng quyết định tình hình, diễn biến thời cuộc với sức mạnh sáng tạo vô cùng to lớn của con người. Lịch sử các nền văn minh, văn hóa nhân loại đã chỉ ra rằng, khơng phải cứ quốc gia, dân tộc nào có nền kinh tế phát triển là có nền văn minh, văn hóa tương ứng phát triển; khơng có văn hóa, nhân cách đạo đức, cá nhân dù có tài, song vơ dụng; mất văn hóa là mất tất cả.