Trong xu thế phát triển của nhân loại nói chung và của nền kinh tế tri thức nói riêng hiện nay, lao động trí óc đang ngày càng chiếm ưu thế, lao động chân tay đang thu hẹp dần. Nhiều quá trình sản xuất ra của cải vật chất xã hội được tự động hóa, tin học hóa, địi hỏi người sản xuất phải có trình độ tri thức, chun mơn cao, làm việc theo phương thức sáng tạo. Do vậy, tri thức đang có vai trị, sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến diễn tiến chính trị, kinh tế, xã hội.
Cán bộ lãnh đạo có vị trí quan trọng to lớn trong sự vận động phát triển của đời sống chính trị - xã hội. Trước hết, họ là các chủ thể chính trị đóng vai trị nắm bắt quy luật phát triển của lịch sử - xã hội để vạch ra đường lối chính sách có ý nghĩa chiến lược, sách lược của tiến trình cách mạng, lãnh đạo và tổ chức các lực lượng quần chúng thực hiện thành cơng các chủ trương, đường lối đó trong thực tiễn. Vì vậy, phẩm chất tồn diện và chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ này vừa có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài, quy định sự thành bại của các chiến lược phát triển đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang và nặng nề được giao phó, người cán bộ lãnh đạo chính trị phải là những người vừa có đức có tài, hai mặt đó phải thống nhất biện chứng trong một cấu trúc nhân cách thống nhất. Chúng ta không thể xây dựng thành công CNXH nếu như không xây dựng được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị với những u cầu rất cao về trình độ trí tuệ, về năng lực tổ chức thực tiễn, về phẩm chất và tư cách đạo đức ngang tầm với những đòi hỏi của một sự nghiệp
mới, một thời đại mới.
Theo thống kê của Sở Nội vụ tính đến thời điểm 30/9/2014, tổng số cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 20.151 người, trong đó Cán bộ, cơng chức khối Đảng là 962 người, khối Nhà nước là 2168 người; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập là 14.119 người, cán bộ, công chức cấp xã là 1.497, cán bộ bán chuyên trách cấp xã 1.405 người. Nhìn chung số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác quản lý, lãnh đạo các cấp phát huy tốt vai trò và khả năng của mình, khơng ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị.
Tuy nhiên hiện nay, chất lượng học tập lý luận chính trị của một số cán bộ, đảng viên cịn có tư tưởng ngại học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị nên khơng có sự chủ động, nhiệt tình, tích cực trong học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị. Nhận diện 9 biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ rõ: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Vì vậy, thời gian tới, để thực hiện chế độ, quy định học tập lý luận chính trị trong Đảng đảm bảo nghiêm túc, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thối về tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Trình độ học vấn của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ tuy gần đây được nâng lên nhưng chưa được đào tạo căn bản. Phần lớn cán bộ chủ yếu học theo chương trình bổ túc kiến thức, chưa được học một cách chính quy từ chương trình đại học. Bên cạnh đó, một số cán bộ lãnh đạo sức yếu, tuổi cao, kinh tế gia đình khó khăn đã nảy sinh tâm lý ngại
học, dẫn đến trình độ thấp, thiếu và yếu về kiến thức khoa học, chun mơn. Trình độ chun mơn bao gồm 15 cử nhân, 02 thạc sĩ, trình độ chính trị gồm 15 cao cấp và 2 trung cấp.
Trong sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là trong mở rộng hợp tác với nước ngoài, đặc biệt với vùng đất chuyên về xuất khẩu lúa gạo như Cần Thơ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo thể hiện sự thiếu hụt những kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, văn hóa pháp luật. Trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo thiếu những người có kiến thức kinh doanh giỏi, thơng thạo về kinh tế đối ngoại, phát luật quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, trong đội ngũ cán bộ cũng thiếu các chuyên gia đầu đàn, nhất là về khoa học, lý luận… Đã thế, rất nhiều cán bộ lại thờ ơ, lười học tập lý luận chính trị, kiến thức văn hố và khoa học, từ đó vai trị lãnh đạo suy giảm dần.
2.2.3. Giá trị, chuẩn mực chính trị
Những biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng trong xã hội hiện nay có rất nhiều dạng, thể hiện dưới nhiều hình thức, thậm chí cịn được che đậy dưới nhiều vỏ bọc đậm vẻ "cách mạng" khác nhau. Tựu trung lại, có thể nêu một số biểu hiện cơ bản sau đây:
1. Lập trường tư tưởng thiếu vững vàng, dao động, mất lòng tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu. Từ đó nẩy sinh khuynh hướng cơ hội, xét lại hoặc theo đuôi chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại dưới các biến tướng khác nhau.
2. Ngại học tập nâng cao trình độ chun mơn, giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên, tự mãn với những thành tích đã có của các thời kỳ trước đây. Do vậy, năng lực chuyên môn bị giảm sút, khơng đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ mới, nhưng cũng “khơng thể rời bỏ” vị trí cơng tác, kìm hãm sự vận động, phát triển của cơ quan, đơn vị. Hơn thế nữa, nhiều khi tình trạng yếu
năng lực chun mơn cịn gây nên những hậu quả nguy hại khôn lường.
3. Tư tưởng trung bình chủ nghĩa, cầu an, thích nhàn hạ, ngại đấu tranh trước những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội, “gió chiều nào che chiều ấy”, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, “sống chết mặc bay”, chỉ lo an phận đang tạo nên môi trường thuận lợi cho những biểu hiện tiêu cực sinh sôi, nảy nở.
4. Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, háo danh, kèn cựa địa vị, vơ vét cho mình, cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ đã khiến cho nhiều người chỉ thấy cơng việc của mình là to lớn, chỉ mình có cơng lao và địi hỏi nhà nước, tập thể phải đãi ngộ “xứng đáng”, cịn cơng việc của người khác là nhỏ bé, ít có giá trị, có ít đóng góp cho xã hội, cho đơn vị. Từ đó, hoặc là địi hỏi, hoặc khơng chịu từ bỏ đặc quyền đặc lợi.
5. Tham nhũng, tham ô, hối lộ, lợi dụng chức quyền vơ vét cho cá nhân và gia đình, làm giàu một cách bất chính, lãng phí tài sản của nhân dân. Thậm chí, một số kẻ khi đã có của dễ kiếm trong tay thì bắt đầu ăn chơi sa đoạ, sống trác táng, phi nhân tính, trong khi cuộc sống của đồng bào, của nhân dân cịn đang gặp nhiều khó khăn.
Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng nẩy sinh do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Vốn đã quen sống và làm việc nhiều năm trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp nay chuyển sang sống và làm việc trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, nhiều khi cán bộ, đảng viên chưa đủ trình độ, năng lực và kiến thức để nắm bắt tình hình, nhanh chóng thích nghi và làm chủ. Hơn thế nữa, cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau đang trong giai đoạn hình thành cũng như xu hướng mở cửa, hội nhập mang theo những mặt trái khó khắc phục, có thể gây những tác động xấu đến phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là với những con người thiếu bản lĩnh chính trị và lập
trường đạo đức.
Thêm vào đó, nền kinh tế thị trường ở nước ta được hình thành trong điều kiện sản xuất nhỏ là phổ biến, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài có mức độ tàn phá nặng nề, bị bao vây cấm vận nhiều năm; khủng hoảng kinh tế - xã hội vẫn còn tiềm ẩn và giống như một thứ siêu vi trùng gây bệnh, nó vẫn cùng sống với cơ thể kinh tế - xã hội và sẵn sàng gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi. Đời sống cán bộ và nhân dân gặp phải những khó khăn kéo dài trong nhiều năm. Do vậy, khi có đổi mới, khi cuộc sống bước đầu có dư dật thì con người dễ bị “sốc ngã”.