với hành vi vi phạm.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xác lập hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước cũng như cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của cơng dân. Đối với tổ chức bộ máy, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở cho hoạt động phân công, phân cấp trong quản lý, xác lập nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, cá nhân và là cơ sở để đổi mới hoạt động quản lý nhà nước theo hướng năng động, hiệu quả. Từ đó, mỗi cơng dân, công chức đều ý thức được quyền, trách nhiệm cơ bản của mình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trị của tịa án hành chính trong giải quyết u cầu, khiếu nại của cơng dân đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơng chức, bảo vệ lợi ích chính đáng của cơng dân một cách kịp thời.
Đối với từng cơng chức, hệ thống pháp luật hồn chỉnh là cơ sở để hoàn thiện hệ thống thể chế về đánh giá, giám sát hoạt động của công chức, đặc biệt là cơ chế giám sát trực tiếp từ phía nhân dân. Kết quả đánh giá cơng chức khách quan, trung thực vừa là cơ sở để tiến hành đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, vừa thúc đẩy vai trị tích cực của cơng chức trong hoạt động quản lý. Cơng tác này địi hỏi phải có sự phối hợp của tất cả các cơ quan, ban ngành, nhân dân nhằm tạo nên cơ chế giám sát lẫn nhau một cách chặt chẽ.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 nhằm mục tiêu “giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước”.
Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách hiệu quả, tránh phong trào, hình thức.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã làm biến động những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Do đó, cần đẩy mạnh học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hình ảnh tiêu biểu cho sự kết hợp hài hoà giữa tư tưởng đạo đức truyền thống và hiện đại, của dân tộc và nhân loại, một tấm gương lý tưởng cho người cán bộ cách mạng trong thời đại mới.
Trên cơ sở nền tảng là hệ thống tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng cần tiến hành xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức công chức một cách cụ thể, khoa học; xem đây là thước đo để đánh giá đội ngũ công chức.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khơng dừng lại ở phong trào mang tính hình thức mà phải mang tính thiết thực trong hoạt động thực tiễn. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải trở thành động lực tinh thần thúc đẩy người công chức hành động. Điều này chỉ có được khi cơng chức thấm nhuần chuẩn mực đạo đức cách mạng và khao khát được thực hiện như một hành động không thể thiếu của lương tâm, trách nhiệm.
Quán triệt các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: nói đi đơi với làm, thực hiện nêu gương về đạo đức, xây dựng và bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp, thực hiện tu dưỡng đạo đức suốt đời, đồng thời lên án những biểu hiện tiêu cực, suy thối. Trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo phải thực sự là tấm gương sáng để các thế hệ tiếp theo kế thừa và phát triển.
3.3.5. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xây dựngđội ngũ lãnh đạo quản lý