4.2 .Văn hố ẩm thực các nước khu vực Đơng Nam Á
4.2.2. Ẩm thực Inđônêsia
* Vị trí địa lý và khí hậu:
- Là quốc đảo thuộc khu vực Đơng Nam á, trong đó có một số đảo lớn như Java, Sumatra, Kalimantan. Đường bờ biển dài 54.716 km. Diện tích 1.922.570 km2. Ven biển là các đồng bằng thấp, vào nội địa nhiều đồi núi, nhất là trên các đảo lớn, một số là núi lửa cịn hoạt động.
- Khí hậu xích đạo, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25-270C, lên núi khí hậu mát dịu hơn.
* Kinh tế:
- Cơng nghiệp chiếm 35%, nông nghiệp chiếm 21% và dịch vụ chiếm 44%. Inđơnêsia có các khống sản chính: dầu khí, thiếc, niken, bơ xít, đồng, than, vàng, bạc phát triển cơng nghiệp khai khoáng. Du lịch phát triển và đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia. Nông nghiệp trồng lúa, ngồi ra có cao su, ca phê, chè và các loại cây gia vị.
* Tôn giáo:
Độ giáo chiếm 1,8%, đạo Phật chiếm 1%.
* Văn hố ẩm thực:
Bàn về ẩm thực Inđơnêsia - đất nước của hàng nghìn hịn đảo nằm trải dài ở cả hai đại dương lớn (Thái Bình Dương và ấn Độ Dương) – chúng ta liên tưởng ngay đến sự phong phú và đa dạng. Đa dạng không chỉ ở cách chế biến mà cịn ở cung cách thưởng thức món ăn nữa.
- Gia vị là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc chế biến thức ăn, nó thậm chí có thể góp phần sáng tạo ra các món ăn mới với những mùi vị đặc trưng. Bên cạnh những gia vị tiêu biểu của Inđônêsia như đinh hương, vỏ nhục đậu khấu, dầu lạc... người dân nước này cịn thích sử dụng những loại gia vị được chế biến từ thảo mộc tươi như quả lai, rau húng, cỏ chanh... ớt và tiêu đỏ là những loại gia vị chính, có mặt trong tất cả các món ăn, vì thế rất nhiều món ăn của người Inđơnêsia có vị cay xé lưỡi, đó là vị cay của ớt chứ khơng phải vị cay nồng của tiêu trong các món cari của ấn Độ. Điển hình nhất là món Sambal. Món này được chế biến với thành phần chính là ớt đỏ, thường dùng ăn kèm với các món ăn khác. Mặc dù chịu ảnh hưởng của ẩm thực Trung Quốc, ấn Độ, các nước Ả Rập... nhưng chính sự khác nhau trong cách chế biến và sử dụng gia vị đã làm cho những món ăn của Inđơnêsia mang nét độc đáo riêng.
VD như cơm: người Inđônêsia nấu bằng cách hấp trong một chiếc nồi đặc biệt (như cách chúng ta đồ xơi), hình dáng giống như chiếc bình cắm hoa. Theo họ, cái nồi “cao cổ” như vậy có khả năng chứa các hơi, vì thế hạt cơm vừa rời lại vừa mềm, giữ được hương thơm.
- Lương thực: Giống như nhiều quốc gia khác ở Châu Á, gạo là lương thực chính của người Inđơ. Ngồi ra có cá và các loại hải sản cũng là nguồn thức ăn quan trọng và dồi dào.
- Tuy nhiên do sự đa dạng về tôn giáo và dân tộc cũng như sự tách biệt giữa các hịn đảo đã làm cho mỡi vùng đều có những sở thích ăn uống khác nhau.
+ Tại những hịn đảo ở phía Đơng, người ta chuộng những món ăn được chế biến từ ngũ cốc, bột sắn, khoai lang, bột cọ bên cạnh các loại hải sản.
+ Những người ở phía Bắc lại chuộng các món ăn chế biến từ thịt lợn. + Trong bữa cơm của người dân ở đảo Java – nơi mà phần đông dân cư theo đạo Hồi thực phẩm ưa chuộng nhất của họ là các món rau, sau đó mới đến thịt bị và gà.
- Về cách ăn: người Inđô ở các vùng quê thường ăn bằng tay, còn dân thành thị dùng thìa và nĩa chứ khơng dùng dao. Thức ăn vì thế cũng được cắt nhỏ thành miếng vừa ăn. Khi làm cơm tiếp khách, họ chế biến các món ăn đặc biệt, thức ăn được bày trên một chiếc mâm lớn đặt ở giữa nhà. Theo tục lệ, nếu bạn được mời dự một bữa cơm như vậy thì bạn khơng nên ăn hết mà mỡi món ăn nên chừa lại một ít để chứng tỏ bạn đã ăn thật no rồi và bữa cơm rất ngon miệng.