.Ẩm thực Phật giáo

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VHAT (Trang 119 - 122)

2.2.Ẩm thực Hồi giáo 2.3.Ẩm thực Do thái giáo 2.4.Ẩm thực Hindu giáo 2.5.Ẩm thực Thiên chúa giáo

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Chương 4

1. KHÁI QUÁT CHUNG. Mục tiêu:

* Kiến thức:

- Nhận biết sơ lược về một số tơn giáo chính trên thế giới.

* Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức về một số tơn giáo trong việc nghiên cứu tìm hiểu về các quy định trong ăn uống của mỗi tôn giáo.

* Thái độ:

- Tôn trọng sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực của mỡi tơn giáo.

1.1. Một số tôn giáo lớn trên thế giới. 1.1.1. Sơ lược về Phật giáo.

Người sáng lập Phật giáo là Siddhartha Gatama (phiên âm tiếng Việt là Tất Đạt Đa). Ông sinh năm 563 TCN, là hoàng tử nước Capilavatu (ngày nay là vùng đất bao gồm một phần miền Nam nước Nêpan và một phần ấn Độ ngày nay).

Có hai giáo phái:

- Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ): những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt. - Đại thừa (cỗ xe lớn): không chỉ người đi tu hành mà cả những người quy y theo Phật cũng được cứu vớt và ai cũng có thể thành Phật.

Có gốc tích từ Bắc Ấn Độ và theo Phật lịch thì năm 544 TCN là năm mở đầu của kỷ nguyên Phật giáo. Về giới luật, tín đồ phật giáo phải kiêng 5 thứ:

- Khơng sát sinh. - Khơng trộm cắp. - Khơng tà dâm. - Khơng nói dối.

- Khơng uống rượu.

Trong đó, giới luật ''khơng sát sinh'' là khơng được giết người, cịn giết các con vật khác luật cấm không khắt khe lắm.

1.1.2. Sơ lược về Hồi giáo.

Người sáng lập ra đạo Hồi là Mohamed. Ông sinh năm 570, xuất thân trong gia đình quý tộc sa sút ở Mecca-bán đảo Arập và qua đời vào 8/6/632 tại Mađina-thành phố tiên tri sau mấy chục năm đi truyền đạo.

Tên thật của đạo Hồi là Ixlam nghĩa là “phục tùng”, đây là đạo thờ nhất thánh tuyệt đối. Vị thần duy nhất mà họ tôn thờ là thánh Ala. Tên gọi đạo Hồi là cách gọi của người Trung Quốc và người Việt Nam gọi, do nhóm dân tộc thiểu số của người Hồi của Trung Quốc theo đạo này.

Đạo Hồi là quốc đạo của nhiều nước vùng Trung Đơng. Tín đồ đạo Hồi rất đông, khoảng 900 triệu người ở rải rác hơn 50 quốc gia trong đó 20 quốc gia là Quốc đạo.

Hiện nay Hồi giáo được truyền bá rộng rãi trên thế giới, đã thành quốc giáo của một số nước: Inđônêxia, Malaysia, Afganistan, Bănglađét, Pakixtan, Iran, Irắc, Arập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Libi, Angieri, Marốc…

1.1.3. Sơ lược về Do Thái giáo.

Đạo Do Thái ra đời sớm hơn các tôn giáo khác như Cơ đốc giáo, Hồi giáo… Đạo Do Thái gắn liền với lịch sử dân tộc Ixraen và theo những giáo lý của dân tộc này. Họ theo tín ngưỡng một thần đó là thần Yay-thần dân tộc. ý định, mục đích của thần được thể hiện trong pháp luật của đạo Do Thái.

Một trong những đặc điểm nổi bật của những người theo đạo Do Thái là khơng bài xích các tơn giáo khác.

Những người theo đạo Do Thái có những cuốn sách như: “Ngũ kinh”, sách tiên tri, sách Thánh… với những nội dung hết sức phong phú và những lời răn dạy con người phải sống như thế nào cho đúng.

1.1.4. Sơ lược về Hinđu giáo.

Trước đây đạo Hinđu cịn được gọi là đạo Balamơn. Đây là đạo chính của người ấn Độ, phát triển mạnh ở vùng Bắc ấn. Những người theo Đạo Hinđu thờ đa thần nổi tiếng nhất là 3 thần: Brama, Siva, Visnu. Ngồi các vị thần nói trên, các lồi động vật như khỉ, bị, rắn, hổ, cá sấu, chim công, vẹt, chuột, cũng là các thần đang thờ của đạo Hinđu, trong đó được tơn sùng hơn cả là thần bị và thần khỉ.

1.1.5. Sơ lược về Thiên Chúa giáo.

Kitô giáo hình thành ở vùng Trung Cận Đơng thuộc quốc gia Palextin hiện đại (thực ra là vùng đan chéo giữa Palextin và Israel ở thời cổ đại)

Đạo Kitô - Tiếng Anh, Pháp ghi là “Christianisme”, tiếng Hán Việt đọc là Cơ đốc giáo – là một tôn giáo lớn do Jesus Christ sáng lập.

Đạo Kitô cho đến nay gồm 4 nhóm tơn giáo:

- Nhóm cơng giáo: tên gọi này có nghĩa là phổ qt. Cơng giáo chính là giáo hội La Mã.

- Nhóm chính thống giáo: một nhóm tơn giáo được tách ra từ Kitô giáo vào đầu thế kỷ XI (năm 1054). Chính thống giáo gọi là giáo hội Hi Lạp hay giáo hội phương Đơng.

- Tin lành: là một nhóm tơn giáo được tách ra từ Kitơ giáo vào đầu thế kỷ XVI do quá trình cải cách tơn giáo ở Châu Âu. Người ta còn gọi Tin lành hay đạo Cải cách.

- Anh giáo: cũng được hình thành trong q trình cải cách tơn giáo nhưng chỉ ở nước Anh và các thuộc địa của Anh.

Trung tâm tổ chức giáo hội của đạo kitơ là tồ thánh Vaticang.

1.2. Một số quan niệm tôn giáo về ẩm thực.

- Hồi giáo quan niệm: Nhịn ăn trong tháng Ramadan: Trong tháng Ramadan, tháng thứ 9 trong lịch Hồi giáo, tín đồ phải tuyệt đối tránh chuyện tình dục, khơng ăn khơng uống từ bình minh cho đến hồng hơn mỡi ngày. Nói khác, ăn chay là nguyên tắc thứ tư trong hệ thống triết lý của tơn giáo Ixlam, đó là chấp nhận, cầu nguyện, bố thí và ăn chay. Khái niệm ăn chay của mỗi tôn giáo đều khác nhau và đặc biệt càng khác ở đạo Ixlam. Tín đồ Ixlam ăn chay trong tháng Ramadal bằng cách kiêng ăn, kiêng uống, kiêng hút thuốc, kiêng các nhu cầu xác thịt… Mục đích của việc kiêng khem ăn uống này giúp tín đồ Ixlam tiết chế bớt những nhu cầu về vật chất, tập làm quen vói đói, khát để rèn luyện chí, tĩnh dưỡng tinh thần…Ngồi ra là để trai giới cho tâm hồn thanh tịnh mà tưởng niệm Thiên Chúa, lại cũng để hiểu thấu nỡi khổ đau của những kẻ nghèo đói lang thang khơng có cái ăn, từ đó mà biết thương người hơn.

- Theo quan niệm của Phật giáo: Thực hành việc ăn chay thường được cho là một yếu tố để có được sự thanh tịnh, từ bi. Người xa lánh việc ăn cá, thịt được xem như là người thánh thiện. Sự thanh tịnh tùy thuộc vào tâm của con người, chứ khơng tùy thuộc điều gì bên ngồi. Sự thanh tịnh của một người có thể được đánh giá bằng "sự hạn chế và đoạn trừ lòng ham muốn thực phẩm", chứ không quan niệm từ thực phẩm mà người đó ăn.

2. MỘT SỐ HÌNH THỨC ẨM THỰC TƠN GIÁO. Mục tiêu:

* Kiến thức:

- Chỉ ra một số đặc điểm ẩm thực theo mỗi tôn giáo

- Vận dụng kiến thức về ẩm thực tôn giáo trong việc xây dựng thực đơn phục vụ khách du lịch theo các tôn giáo khác nhau.

* Thái độ:

- Tơn trọng sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực của mỡi tơn giáo.

2.1. Ẩm thực Phật giáo.

Phật giáo lúc đầu khơng cấm các tín đồ ăn thịt. Tục ăn chay không được ăn thịt động vật là do vua Lương Vũ Đế (502-549) của Trung Quốc đặt ra vào thời kỳ đạo Phật thịnh hành ở nước này. Hiện nay ở các nước châu Á: Trung Quốc, Việt Nam, Nêpan, Mianma, Nhật Bản, Triều Tiên... có nhiều phật tử nhưng chỉ có những tăng ni thực hiện việc ăn chay hồn tồn, cịn những phật tử thì tuỳ theo từng người có thể ăn chay vào các ngày 1 và 15 hoặc ăn chay bán nguyệt... Các món ăn chay rất phong phú được chế biến chủ yếu bằng đậu, đỗ, vừng, lạc và các loại rau, nấm, các loại thảo mộc khác.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VHAT (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w