1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.5.2. Nghiên cứu tiên lượng tử vong trong đợt cấp bệnh phổi tắc
mạn tính
Tác giả Trần Văn Ngọc (2011), qua nghiên cứu 390 bệnh nhân đợt cấp nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhận thấy: mức độ đợt cấp càng nặng tỉ lệ tử vong càng tăng, tỷ lệ tử vong trong đợt cấp nặng là 13%. Chỉ số BMI thấp nguy cơ tử vong tăng cao hơn so với BMI trung bình (13,1% so với 8,6%). Tử vong ở nhóm có bệnh phối hợp là 12,3% cao hơn trong nhóm khơng có (8,2%). Rối loạn tri giác, nhịp thở > 30 lần/phút và rối loạn khí máu khơng cải thiện sau 1 và 24 giờ là các yếu tố dự báo nguy cơ tử vong [70].
Hồ Thị Hoàng Uyên (2018), nghiên cứu ở 180 bệnh nhân BPTNMT nhóm D nhập viện tại khoa Hơ Hấp Bệnh viện Chợ Rẫy vì đợt cấp, ghi nhận
tỷ lệ tử vong là 28,33%. Kết quả phân tích xác định có 5 yếu tố nguy cơ độc lập với tử vong: đã từng đặt nội khí quản, rối loạn tri giác, giảm albumin máu, suy hô hấp phải thở máy, thay đổi kháng sinh sử dụng ban đầu [64].
Shorr A.F. và cộng sự (2011), qua nghiên cứu 34699 bệnh nhân ở 177 bệnh viện ở Mỹ thấy tỷ lệ tử vong nội viện là 4,1% và có 9,2% có can thiệp thơng khí cơ học. Các tác giả cũng xây dựng thang điểm BAP-65 dựa trên các yếu tố là tăng Ure máu, rối loạn ý thức, mạch > 109/phút, tuổi > 65 (BUN, Altered mental status, Pulse, Age) làm cơ sở tiên lượng nguy cơ tử vong trong đợt cấp và nhận thấy tỷ lệ tử vong tăng dần theo điểm BAP-65. Với bệnh nhân có điểm BAP-65 nhóm V thì tỷ lệ thơng khí cơ học chiếm 54,6% và tử vong chiếm 26,3% [8].
Nghiên cứu của Chang C.L. và cộng sự (2011) ở 249 bệnh nhân đợt cấp. Kết quả nhận thấy điểm CURB-65 khi nhập viện có khả năng dự báo nguy cơ tử vong trong thời gian nội viện và trong 30 ngày sau đó. Tỷ lệ tử vong nội viện theo phân nhóm nguy cơ điểm CURB-65 như sau: nguy cơ thấp : 1%, nguy cơ trung bình: 4,5% và nguy cơ cao: 11,5% và tử vong trong 30 ngày: nguy cơ thấp: 2,0%, nguy cơ trung bình: 6,7% và nguy cơ cao: 21,3%. Điểm CURB65 khơng dự đoán được tỷ lệ tử vong trong 1 năm [61].
Steer J. và cộng sự (2012): tỷ lệ tử vong trong đợt cấp gặp 10,4%, các yếu tố nguy cơ có giá trị tiên lượng tử vong gồm: Mức độ khó thở (Dyspnoea), Tăng bạch cầu ái toan (Eosinopenia), đông đặc ở nhu mô phổi (Consolidation), nhiễm toan (Acidaemia) và rung nhĩ (Atrial fibrillation). Kết hợp các yếu tố trên thành một thang điểm DECAF với tổng điểm là 6 điểm, phân mức nguy cơ như sau: 0 - 1 điểm: nguy cơ thấp, 2 điểm: nguy cơ trung bình và ≥ 3 điểm: nguy cơ cao và nhận thấy trong đợt cấp thang điểm này có giá trị tiên lượng tốt hơn các thang điểm khác như BODE, CURB-65 [9].
Quintana J.M. và cộng sự (2014), nghiên cứu 2487 bệnh nhân BPTNMT đợt cấp điều trị tại 16 bệnh viện lớn ở Tây Ban Nha. Trong đó tập
trung phân tích các yếu tố có giá trị tiên lượng tử vong trong thời gian điều trị và sau xuất viện 1 tuần. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 5 yếu tố có giá trị độc lập trong tiên lượng tử vong là: tuổi, mức độ khó thở, phải hỗ trợ liệu pháp oxy thường xuyên trước đó, thể trạng, co kéo cơ hơ hấp phụ. Từ đó đã xây dựng một thang điểm với khoảng giao động từ 0 - 18 điểm và phân chia nguy cơ tử vong trong đợt cấp của BPTNMT thành 4 mức độ theo thang điểm. Tuy nhiên, chưa nhiều các yếu tố cận lâm sàng được phân tích [47].
Tác giả Roche N. và cộng sự đã tiến hành 2 nghiên cứu lớn ở Pháp nhằm xác định các yếu tố có giá trị tiên lượng trong đợt cấp của BPTNMT, nhận thấy tỷ lệ tử vong nội viện ở nghiên cứu đầu tiên (2008) là 7,4% và xây dựng thang điểm tiên lượng nguy cơ tử vong dựa vào 3 yếu tố chính: tuổi, mức độ khó thở, các dấu hiệu lâm sàng nặng. Nghiên cứu thứ 2 (2014), tỷ lệ tử vong là 2,46% và bổ sung bệnh tim mạch đồng mắc là 1 yếu tố tiên lượng tử vong trong đợt cấp [11], [12].
Yousif M. và cộng sự (2016) nghiên cứu so sánh hiệu quả tiên lượng tử vong trong đợt cấp của BPTNMT nhập viện của thang điểm BAP-65, DECAF, 2008. Tỷ lệ tử vong nội viện trong đợt cấp là 7,58%, tất cả bệnh nhân này đều có đặc điểm chung là tuổi cao, nam giới, có hút thuốc lá. Kết quả so sánh nhận thấy thang điểm BAP-65 có khả năng tiên lượng tử vong tốt nhất với diện tích dưới đường cong là 0,861 và độ nhạy: 80%, độ đặc hiệu 95,1% [71].
Germini F. và công sự (2019), nghiên cứu ở 20 trung tâm với 2908 bệnh nhân đợt cấp của BPTNMT ở Italia. Kết quả cho thấy điểm BAP-65 có giá trị tiên lượng tử vong trong đợt cấp với diện tích dưới đường cong ROC là 0,64 và BAP-65 ≥ 4 điểm có khả năng dự báo nguy cơ tử vong với độ nhạy 44%, độ đặc hiệu 84%, giá trị tiên đoán dương 9% và tiên đoán âm 98%. Đồng thời, BAP-65 cũng có giá trị dự báo nguy cơ thơng khí cơ học với diện tích dưới đường cong là 0,61 và với Bap-65 ≥ 4 có thể dự báo nguy cơ thơng
khí cơ học với độ nhạy 36%, đặc hiệu 83%, tiên đoán dương 4% và tiên đoán âm 99%. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu tăng dần theo phân nhóm điểm BAP-65: nhóm I: 0,8%, II: 2,1%, III: 2,6%, IV: 8,2% và V: 15,9% [72].
Huang Q. và cộng sự (2020), phân tích tổng hợp 17 nghiên cứu với 8329 bệnh nhân. Phân tích thấy rằng điểm DECAF tăng cao có liên quan đến nguy cơ tử vong cao. Điểm DECAF cho thấy hiệu quả tiên lượng tốt đối với cả tỷ lệ tử vong khi nhập viện và tử vong trong 30 ngày. Khi so sánh với các hệ thống điểm tiên lượng khác, DECAF cho thấy độ chính xác tiên lượng tốt hơn và giá trị ứng dụng lâm sàng ổn định hơn so với các thang điểm như BAP-65, CURB-65, CAPS, hoặc điểm APACHE II. Điểm số DECAF là một công cụ dự báo hiệu quả và khả thi cho tỷ lệ tử vong trong thời gian ngắn [73].