Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 60 - 61)

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

2.1.3.1. Nhóm bệnh nhân

- Tiêu chuẩn chẩn đốn BPTNMT: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định

BPTNMT theo tiêu chuẩn của GOLD (2015) [33].

+ Có các yếu tố nguy cơ gây bệnh: hút thuốc lá, tiếp xúc với khói bếp, khí thải cơng nghiệp, phơi nhiễm với bụi, hóa chất, tiền sử gia đình có người mắc BPTNMT.

+ Lâm sàng có các khó thở, ho mạn tính và/hoặc có khạc đờm.

+ Tiêu chuẩn bắt buột để chẩn đốn BPTNMT: dựa vào hơ hấp ký, với chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 0,7 sau nghiệm pháp phục hồi phế quản.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt cấp: theo định nghĩa của GOLD (2015) [33].

đợt cấp là một biến cố cấp tính, đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp so với thường ngày và dẫn tới phải thay đổi các thuốc điều trị.

- Chẩn đoán đợt cấp nặng nhập viện [33]:

+ Bệnh nhân được chẩn đốn đợt cấp của BPTNMT.

+ Có một trong các biểu hiện lâm sàng nặng: co rút cơ hô hấp phụ, hơ hấp nghịch đảo, tím tái tiến triển, phù ngoại vi tiến triển, rối loạn huyết động, rối loạn ý thức.

+ Thất bại với các biện pháp điều trị ban đầu, phải nhập viện điều trị. - Đồng ý tham gia vào nghiên cứu

2.1.3.2. Nhóm chứng

- Tuổi > 50 tuổi.

- Khơng mắc bệnh nhiễm trùng, các bệnh rối loạn chuyển hóa.

- Khơng mắc các bệnh mạn tính, bệnh hệ thống, ác tính hoặc tiền sử mắc bệnh lao.

- Xét nghiệm sinh hóa, huyết học, chụp Xquang phổi chuẩn loại trừ các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, rối loạn chuyển hóa, suy chức năng cơ quan.

- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w