Thang điểm mMRC đánh giá mức độ khó thở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 74 - 75)

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.Thang điểm mMRC đánh giá mức độ khó thở

Điểm Đặc điểm

0 Chỉ khó thở khi gắng sức mạnh

1 Khó thở khi đi nhanh trên đường bằng hoặc khí lên dốc nhẹ

2 Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi, hoặc phải ngừng lại để thở khi đi cùng tốc độ với người bằng tuổi trên đường bằng

3 Phải dừng lại để thở sau khi đi bộ 100m hoặc sau vài phút trên đường bằng

4 Khó thở đến nổi khơng thể ra khỏi nhà hoặc cả khi thay quần áo

*Nguồn: theo Stenton C. và cộng sự (2008) [78]

Phân loại mức độ khó thở: - mMRC = 0 – 1: khó thở nhẹ. - mMRC = 2: khó thở trung bình. - mMRC = 3: khó thở nặng. - mMRC = 4: Khó thở rất nặng.

Phân loại mức độ nặng đợt cấp nhập viện: theo GOLD (2017) [3].

- Nhóm đợt cấp nhập viện khơng đe dọa tính mạng: gồm nhóm I và II + Nhóm I (Khơng suy hơ hấp): tần số thở 20 – 30 lần/phút, không sử dụng cơ hô hấp phụ, không rối loạn ý thức, giảm oxy máu có cải thiện khi hỗ trợ oxy với FiO2 28 – 35%.

+ Nhóm II (Suy hơ hấp cấp – khơng đe dọa tính mạng): tần số thở > 30 lần/phút, sử dụng cơ hô hấp phụ, khơng rối loạn ý thức, giảm oxy máu có cải thiện khi hỗ trợ oxy với FiO2 35 – 40%, PaCO2 tăng 50 – 60mmHg.

- Nhóm đợt cấp nhập viện đe dọa tính mạng: Nhóm III (Suy hơ hấp cấp – đe dọa tính mạng), có các triệu chứng: tần số thở > 30 lần/phút, sử dụng

cơ hô hấp phụ, rối loạn ý thức cấp tính, giảm oxy máu khơng cải thiện khi hỗ trợ oxy với FiO2 > 40%; Tăng PaCO2 > 60mmHg hoặc có toan máu.

Phân loại đợt cấp theo Anthonisen N.R. (1987): dựa vào ba triệu

chứng là khó thở tăng, tăng lượng đờm và đờm mủ [14]. - Type I (nặng): có cả 3 triệu chứng.

- Type II (trung bình): nếu có hai trong ba triệu chứng trên.

- Type III (nhẹ): nếu có một triệu chứng và kèm theo một trong các triệu chứng phụ sau: có triệu chứng nhiễm trùng hơ hấp trên trong vịng 5 ngày trước đó, sốt khơng do nguyên nhân khác, tăng ho hoặc khò khè hoặc tăng nhịp tim hay nhịp thở 20% so với trạng thái bình thường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 74 - 75)