Chương 2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10
2.3. Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và phương thức xâm nhập thị trường của May 10
2.3.1.4. Các quy định về nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thuế quan
Ngành dệt may của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ cao, tuy nhiên ngành này đang phải đóng thuế nhiều hơn các nước TPP vào Mỹ.
Dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đóng góp 1,17 tỷ USD tiền thuế nhập khẩu/năm. Việt Nam xuất khẩu ít nhưng đóng nhiều vì thuế áp dụng lớn nên trong quá trình đàm phán Việt Nam quyết tâm bãi bỏ rào cản và yêu cầu Hoa Kỳ đưa thuế về 0%. Hiện có dịng hàng bị đánh thuế trên 30% và trung bình của dệt may là 17%.
Rào cản về kỹ thuật
Hoa Kỳ là thị trường khá khó tính, u cầu hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng dệt may nói riêng khi xâm nhập phải đạt chất lượng tốt, đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Một số rào cản kỹ thuật mà dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ gặp phải:
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000: SA8000 trở thành tiêu chuẩn toàn cầu về bảo vệ quyền lợi của người lao động trên toàn thế giới, gồm 9 nội dung: lao động trẻ em, sức khỏe và an toàn, thời gian làm việc, tiền lương
Tiêu chuẩn an toàn và trách nhiệm xã hội (WRAP): May 10 khi xuất khẩu sản phẩm dệt may vào thị trường Hoa Kỳ phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của Wrap. Tiêu chuẩn WRAP gồm 12 nguyên tắc về tuân thủ luật và các quy định lao động, cấm lao động cưỡng bức, cấm sử dụng lao động trẻ em… Chứng nhận WRAP gồm ba cấp giấy chứng nhận bạc, vàng, bạch kim nhằm đánh giá sự công nhận tiến bộ của doanh nghiệp trong q trình tiến tới hồn thiện sự tn thủ ngun tắc WRAP bằng các cấp độ thích hợp.
Luật cải thiện tính an tồn sản phẩm tiêu dùng 2008 (CPSIA). Ngày 14/8/2008 Quốc hội Hoa Kỳ đã thơng qua luật cải thiện tính an tồn sản phẩm tiêu dùng trong đó sản phẩm hàng dệt may phải tuân theo quy định mới có hiệu lực từ 10/2/2010. Đạo luật này quy định về giới hạn hàm lượng chì, phthalate, về tính dễ cháy của vải may quần áo, về dây rút quần áo trẻ em… trong bất kỳ sản phẩm dệt may nào.
Ngoài những tiêu chuẩn nêu trên, hệ thống rào cản kỹ thuật thương mại của Hoa Kỳ (TBT) còn sử dụng một số tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đưa ra như tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 4000…
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi hình thức tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường do ISO đưa ra nhằm đưa ra các chuẩn mực để xác định, kiểm soát và theo dõi những ảnh hưởng của tổ chức đến môi trường, đưa ra những phương pháp quản lý và cải tiến hệ thống quản lý môi trường cho bất kỳ tổ chức nào muốn áp dụng.