Doanh nghiệp nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. (Trang 26 - 31)

Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNHSÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP

2.1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp

2.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nơng nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp vì dựa trên những tiêu chí khác nhau.Peter Drucker (1964) cho rằng, doanh nghiệp là tổ chức tìm kiếm sự thay đổi, đáp ứng nó và khai thác các cơ hội. Đổi mới là hoạt động cần có của một doanh nghiệp, một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ chuyển đổi các nguồn lực thành các giá trị cao hơn. Ngơ Đình Giao (1997) cho rằng, doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu thị trường và xã hội để đạt lợi nhuận tối đa và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Theo Từ điển thuật ngữ Kinh tế học của Mai Hữu Khuê (2001) cho rằng, doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh của những chủ sở hữu (nhà nước, tập thể, tư nhân) về một hay nhiều ngành.

Trong hệ thống văn bản chính sách ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1990 khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Khi đó, doanh nghiệp chưa phải là một khái niệm pháp lý áp dụng chung cho các đơn vị làm kinh doanh. Từ năm 1999, khi Luật Doanh nghiệp được ban hành thì doanh nghiệp mới trở thành một khái niệm pháp lý. Khi đó, doanh nghiệp được hiểu là “tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh

doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Luật Doanh nghiệp năm 2005 giữ nguyên khái niệm doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp năm 1999. Luật Doanh nghiệp năm 2014 định nghĩa “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Gần đây nhất, Luật Doanh nghiệp năm 2020 giải thích “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Theo Chính phủ (2018) ngành nơng nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ni trờng thủy sản. Theo đó, trong nghiên cứu này, doanh nghiệp nông nghiệp được hiểu như sau, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng,

có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

2.1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có đặc thù khác so với các ngành kinh tế khác đó là hoạt động sản xuất găn liền với đất đai và các sinh vật sống. Do đó, doanh nghiệp nơng nghiệp có đặc điểm là thường gắn chặt với đất đai và các sinh vật sống đó là các loại cây trờng và vật ni. Đặc điểm này tạo nên tính mùa vụ khá rõ nét trong việc tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nơng nghiệp thường phải u cầu có vốn lớn, nhất là đối với những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất của doanh nghiệp là nuôi đại gia súc, trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản quy mô lớn.

Hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết và đối tượng sản xuất thường là sinh vật sống nên thường chịu rủi ro nhiều hơn so với doanh nghiệp phi nơng nghiệp. Do đó, việc thu hút hình thành nhiều doanh nghiệp nơng nghiệp sẽ khó khăn hơn.

Doanh nghiệp nơng nghiệp thường có quy mơ vừa và nhỏ. Do vậy, khả năng cạnh tranh của DNNN trên thị trường quốc tế thấp.

2.1.1.3. Vai trị của doanh nghiệp nơng nghiệp

1) Góp phần tạo ra của cải, vật chất cho xã hội

Michael Porter (1998) cho rằng, chỉ có các doanh nghiệp mới có thể tạo ra của cải, khơng phải chính phủ. Sự phát triển chính là một q trình nâng cấp nền kinh tế, trong đó mơi trường kinh doanh sẽ là nơi ln ủng hộ và khuyến khích những cách thức mới mẻ và hiệu quả để tạo ra sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và tổng thể doanh nghiệp trên tồn quốc nói chung cũng như ngay cả trong thương trường quốc tế. Hoặc Phạm Anh (2015) cũng cho rằng, doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức kinh tế làm nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tạo ra của cải, vật chất để nuôi sống và phát triển xã hội.

2) Làm đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của ngành nông nghiệp

Phát triển doanh nghiệp là xu thế khách quan tất yếu của quy luật phát triển xã hội. Nếu chúng ta có tác động phù hợp với quy luật, sự phát triển doanh nghiệp sẽ cho kết quả nhanh hơn và có hiệu quả như mong muốn. Nếu khơng có sự tác động của con người, quá trình phát triển vẫn diễn ra, nhưng sẽ rất lâu cho kết quả như mong muốn. Trước đây chúng ta đã lấy kinh tế hộ làm hạt nhân để đảm bảo mục tiêu sản xuất đáp ứng đủ lương thực cho đất nước, đến nay chúng ta khơng những có đủ lương thực cho nhu cầu quốc nội mà còn là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu lương thực. Trong bối cảnh chúng ta đã hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, địi hỏi bắt buộc của nơng nghiệp nước ta

phải có nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, chúng ta cần phải có tư liệu sản xuất lớn, chỉ có doanh nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu khách quan này. Do vậy, muốn nền nơng nghiệp nước ta nói riêng và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung đạt mục tiêu như mong muốn, chúng ta phải có chính sách đủ mạnh để phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

3) Góp phần hiện đại hố ngành nơng nghiệp, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu ngành nơng nghiệp, xây dựng nơng thơn mới

DNNN đóng vai trị thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và DNNN, đóng vai trị quan trọng trong tổ chức lại sản xuất, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Phát triển DNNN sẽ khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng khơng đờng đều, giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm nơng nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

DNNN góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ thuật hiện đại tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và nông thôn; phát triển và mở rộng các dịch vụ và hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến thương; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thực hành nông nghiệp cho lao động nông nghiệp, nông thôn; tổ chức thực hiện việc phổ cập thông tin khoa học - kỹ thuật và thông tin thị trường đến các vùng nơng thơn.

4) Góp phần tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội

Ngồi đóng góp trực tiếp của khu vực DNNN vào tăng trưởng kinh tế chung; đóng góp quan trọng vào việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thúc đẩy phát triển và làm cho thị trường nơng sản hàng hóa năng động hơn; đóng góp cho ngân sách Nhà nước; làm giảm gánh nặng đầu tư công vào sự nghiệp CNH-HĐH và xây dựng nông thôn mới; giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn. Các DNNN cịn đóng góp gián tiếp thơng

qua tác động tới kinh tế của các đối tác liên kết như hợp tác xã nơng nghiệp, hộ gia đình, trang trại thơng qua tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương. DNNN góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn: hệ thống điện, thủy lợi, giao thơng nơng thơn, các cơng trình phúc lợi xã hội, trường học phục vụ thành viên và cộng đồng dân cư nơng thơn.

DN nơng nghiệp có vai trị dẫn dắt nơng dân, dẫn dắt nền nông nghiệp phát triển bền vững và hội nhập, biểu hiện trên 2 mặt: DN là lực lượng chủ lực đưa cơ giới hóa, đưa cơng nghệ vào nông nghiệp; dẫn dắt kinh tế nông hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã cùng phát triển. DN đi đầu trong tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị từ tổ chức quy mô sản xuất, đất đai đến tổ chức lại lao động và là hạt nhân liên kết nông dân với thị trường. Do vậy mấu chốt của tái cơ cấu và đổi mới là tạo điều kiện cho DN đầu tư vào lĩnh vực này nhiều hơn, phát huy nguồn lực lớn từ DN trong việc phát triển nông thôn một cách bền vững.

Trong xu thế phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, DN có vai trị rất quan trọng trong tạo lập thị trường, định hướng tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Quá trình tái cơ cấu ngành nơng nghiệp địi hỏi phải có những DN đầu tầu, đầu tư những dự án bài bản, tạo được hiệu ứng lan tỏa, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới. Không những thế kinh nghiệm của những DN này khi được phổ biến rộng rãi còn cổ vũ, thắp lửa tinh thần khởi nghiệp cho nông dân trở thành những doanh nhân trên chính mảnh đất của họ.

DN Nơng nghiệp là lực lượng nịng cốt, đờng hành cùng địa phương thực hiện chương trình xây dựng NTM, tham gia tích cực và có hiệu quả thiết thực,

đặc biệt là trong thực hiện các hoạt động phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.

Trong bối cảnh nguồn ngân sách cho nông nghiệp nông thôn ngày càng hạn chế, nợ công tăng cao đồng thời các nguồn viện trợ phát triển cho nông nghiệp suy giảm khi Việt Nam bước vào ngưỡng của một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, để thay đổi bộ mặt nơng thơn, đóng góp của DN là chìa khóa để giải quyết nhiều tiêu chí kinh tế của nơng thôn, là giải pháp hữu hiệu nhất giúp nông dân nâng cao thu nhập và đời sống, tạo động lực phát triển kinh tế, giảm khoảng cách giữa các vùng miền. Bên cạnh đó, DN đầu tư về nơng thơn cũng tạo cơ hội và môi trường tốt để nơng dân thích nghi với lối tư duy cơng nghiệp. Đầu tư vào hạ tầng nông thôn. Các DN và nhà nước phối hợp trong việc triển khai các dự án PPP về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như hệ thống giao thông cơ bản, hệ thống tưới tiêu, hệ thống thủy lợi.

Doanh nghiệp Nơng nghiệp cịn là lực lượng chủ chốt phát triển các cơ sở sản xuất về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương; góp phần tích cực thúc đẩy tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông, lâm, thủy sản sang công nghiệp, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w