Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. (Trang 41 - 43)

Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNHSÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp

nông nghiệp

2.1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khâu hoạch định chính sách

1) Cách thức tổ chức xây dựng chính sách. Các thức tổ chức xây dựng chính sách là quy trình để hình thành một chính sách, được cơ quan có thẩm quyền ký ban hành chính sách. Quy trình mà khoa học thì nội dung chính sách thường được đảm bảo.

2) Lực lượng xây dựng chính sách. Lực lượng xây dựng chính sách là những người chủ lực trong việc xác định vấn đề chính sách và lựa chọn giải pháp xử lý vấn đề chính sách. Nếu lực lượng này mạnh, tức đủ về số lượng, thành phần; giỏi về chuyên mơn thì nội dung chính sách sẽ được đảm bảo.

3) Ng̀n lực cho việc xây dựng chính sách. Ng̀n lực cho việc xây dựng chính sách khá đa dạng bao gờm cả nguồn thông tin đầu vào, trang thiết bị, ng̀n tài chính để cho lực lượng xây dựng chính sách hoạt động. Nếu nguồn lực cho việc xây dựng chính sách mà nhiều thì nội dung chính sách sẽ được

đảm bảo, từ đó khâu tổ chức triển khai chính sách được thuận lợi, chính sách phát huy tốt hiệu quả trong thực tiễn.

2.1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khâu tổ chức triển khai chính sách

1) Mức độ tuyên truyền và phổ biến chính sách. Để khâu triển khai chính sách diễn ra nhanh chóng và hiệu quả thì việc tun truyền và phổ biến chính sách đến khu vực doanh nghiệp nông nghiệp là rất quan trọng. Khi công tác này tổ chức được tốt giúp doanh nghiệp nắm rõ được nội dung chính sách và các thủ tục để tiếp nhận chính sách được thuận lợi.

2) Năng lực của cán bộ triển khai chính sách. Các cán bộ thực hiện chính sách bao gờm cán bộ của các cơ quan ban ngành liên quan cấp Trung ương và của chính quyền cấp tỉnh – những người trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành và thực hiện các chính sách. Năng lực của cán bộ thực hiện chính sách được xem xét trên các khía cạnh trình độ chun mơn, khả năng quản lý điều hành, khả năng dự báo, khả năng tuyên truyền vận động và tinh thần trách nhiệm.

3) Ng̀n lực tổ chức triển khai chính sách của Nhà nước. Ng̀n lực tổ chức triển khai chính sách khá đa dạng gờm ng̀n lực tài chính, ng̀n lực tài ngun. Đây là yếu tố tham gia vào q trình thực hiện chính sách, góp phần tạo nên những thay đổi cần thiết. Các chính sách sẽ khơng thể thực thi trong thực tế khi khơng có ng̀n lực hoặc thiếu ng̀n lực (Dương Xuân Ngọc & cs., 2008). Trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho phát triển nơng nghiệp nói chung và DNNN nói riêng cịn hạn hẹp thì các cơ quan triển khai chính sách, đặc biệt ở cấp địa phương cần khai thác triệt để các nguồn đầu tư của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế.

4) Nhu cầu và nhận thức của các doanh nghiệp. Một chính sách hỗ trợ sẽ nhanh đi vào cuộc sống nếu như đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng hưởng lợi. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu, chính sách phát triển DNNN

của nước ta được ban hành khá nhiều kể từ khi thực hiện đổi mới nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn từ 2000 đến nay (OECD, 2015). Tuy nhiên, nhiều chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu của DNNN, chẳng hạn như hạn mức tín dụng trong các chính sách tín dụng (Nguyễn Thị Dương Nga, 2017). Nhận thức của người thụ hưởng chính sách quyết định thái độ của họ đối với hấp thụ chính sách. Thái độ này có thể là phục tùng (thái độ của những người khơng tán thành và chấp hành chính sách một cách bị động), chấp nhận (thái độ của những người khơng tán thành hoặc tán thành có mức độ), tích cực ủng hộ (thái độ của những người tán thành hoàn toàn) (Dương Xuân Ngọc & cs, 2008). Nhận thức của DNNN về nội dung, cách thức tổ chức và phương thức tiếp cận chính sách tốt sẽ giúp các cơ quan thực thi chính sách triển khai thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w